Tổng quan về cao răng và tất tần tật những thông tin cần biết

Thảo dược Yên Tử
26/07/2023

Có nên lấy cao răng không? Bao nhiêu lâu lấy cao răng một lần? Phòng tránh cao răng như thế nào? Với những kiến thức tổng quan về cao răng dưới đây sẽ giúp bạn trả lời những câu hỏi này. 

=> Xem thêm: Bệnh viêm lợi răng: Nguyên nhân và một số cách điều trị đơn giản, dễ áp dụng tại nhà

Cao răng là gì? 

Để tìm hiểu tổng quan về cao răng, trước hết bạn cần phải nắm rõ được cao răng là gì? Cao răng còn được gọi là vôi răng, là một chất lắng cặn lại rất cứng bám vào mặt răng. Vôi răng được hình thành từ canxi photphat, các muối vô cơ canxi cacbonat kết hợp cùng với vụn thức ăn hoặc vi khuẩn trong miệng.    

Cao răng được hình thành rất nhanh, chỉ sau khi ăn khoảng vài phút tạo thành màng vô khuẩn. Sau một thời gian, nếu không được làm sạch lớp màng vô khuẩn sẽ tích tụ lại thành các mảng bám. Nếu không được vệ sinh sạch sẽ, các mảng bám này sẽ cùng nước bọt và hợp chất muối vô cơ làm vô hóa các mảng bám. Khi đó, các mảng bám này trở nên cứng hơn và bám chắc dưới lợi được gọi là cao răng. 

Thông thường cao răng có màu nâu sẫm hoặc vàng, tuy nhiên một số trường hợp cao răng bị màu đen. Nguyên nhân cao răng màu đen là do sử dụng một số loại thực phẩm có màu đen như mì đen, cà phê phin, socola,... Bản chất cao răng là những mảng bám sần sùi và rất dễ bám thức ăn. 

Cao răng là mảng bám cứng chắc trên bề mặt răng

Có nên lấy cao răng không? 

Tìm hiểu tổng quan về cao răng, liệu có nên lấy cao răng hay không? Cao răng là tác nhân chính gây viêm lợi, với dấu hiệu chảy máu chân răng, hơi thở có mùi hôi khó chịu. Bên cạnh đó, cao răng còn là nguyên nhân dẫn đến viêm nha chu khiến răng bị ê buốt mỗi khi ăn uống, tiêu xương khiến răng bị đau nhức. Nặng hơn sẽ khiến chân răng yếu gây lung lay và rụng răng. Trong một số trường hợp cao răng còn gây viêm tủy ngược dòng tạo điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh lở miệng hoặc các bệnh có liên quan tới mũi họng. 

Các độc tố của vi khuẩn trong mảng bám cao răng gây ra hiện tượng viêm nhiễm. Từ đó dẫn đến tình trạng tiêu xương và làm mất chỗ bám của răng, khiến chân răng ngày càng lộ dài ra. Từ đó khiến người bệnh có cảm giác đau buốt khó chịu. Đáng báo động là khi chiều dài chân răng vẫn giữ nguyên trạng thái, nên khi xương càng bị tiêu thúc đẩy quá trình tiêu xương. Chính vì vậy, việc lấy cao răng là rất cần thiết để tránh các biến chứng nguy hiểm. 

Vậy lấy cao răng có ảnh hưởng gì không? 

Khi tiến hành làm sạch cao răng, bác sĩ nha khoa sẽ sử dụng dụng cụ chuyên dụng để làm sạch các mảng bám trên răng. Lấy cao răng giúp phòng tránh quá trình hình thành vôi răng và các bệnh lý về răng miệng. Tuy nhiên, không nên quá lạm dụng việc lấy cao răng. Vì nếu lấy cao răng thường xuyên sẽ gây nên những tổn thương ở chân răng. Do đó, tốt nhất bạn nên đi lấy cao răng định kỳ hoặc tham khảo chỉ định của nha sĩ.

Lấy cao răng giúp phòng tránh các bệnh về răng miệng

Bao nhiêu tuổi thì lấy cao răng?

Bao nhiêu tuổi thì lấy cao răng? Không ai có thể xác định được độ tuổi nào thì nên lấy cao răng, vì khi thấy có vôi răng bác sĩ nha khoa sẽ chỉ định lấy vôi răng. Việc lấy cao răng không căn cứ vào tuổi tác, mà sẽ dựa vào mức độ vôi răng và tình trạng răng miệng cụ thể. Vì vậy bất kỳ ai, ở độ tuổi nào đều có thể lấy cao răng khi thấy có nhiều mảng bám. Lấy cao răng rất tốt, tuy nhiên cần phải theo định kỳ và không nên lạm dụng sẽ gây yếu chân răng.

Bao lâu lấy cao răng một lần? 

Khi đã nắm rõ những kiến thức tổng quan về cao răng, bạn cũng nên tìm hiểu thời gian lấy cao răng cụ thể đối với từng trường hợp. Cụ thể như sau: 

  • Nếu có chế độ vệ sinh răng miệng tốt và có ít cao răng, bạn nên lấy cao răng 6 tháng/lần. 

  • Đối với người uống rượu bia, cà phê, hút thuốc lá và người có thói quen vệ sinh răng miệng kém nên đi lấy cao răng 3 tháng/lần. 

Lấy cao răng 6 tháng/lần để bảo vệ sức khỏe răng miệng

Thời gian lấy cao răng bao lâu?

Lấy cao răng mất bao lâu? Thời gian lấy cao răng còn tùy theo mức độ cao răng nhiều hay ít, mỏng hay dày cũng như vị trí của cao răng ở đâu. Đối với trường hợp có nhiều mảng bám và nằm ở dưới sâu thì thời gian sẽ lâu hơn. Thông thường với phương pháp lấy cao răng truyền thống khoảng 20 - 30 phút. Ngoài ra, việc lấy cao răng còn tùy theo vào phương pháp và tay nghề của bác sĩ nha khoa.  

Trẻ em có lấy cao răng được không? 

Trẻ em có lấy cao răng được không? Lấy cao răng không gây ảnh hưởng gì tới cấu trúc của răng, không cần sử dụng thuốc mê. Vì vậy, cha mẹ hoàn toàn yên tâm khi cho trẻ đi lấy cao răng để tránh gặp phải những nguy cơ mắc bệnh về răng miệng. 

Bà bầu có lấy cao răng được không?

Đối với bà bầu bị cao răng khi mang thai sẽ gây ảnh hưởng tới sức khỏe. Vì vậy, bà bầu vẫn có thể lấy cao răng bình thường. Tuy nhiên, phụ nữ mang thai nên lấy cao răng từ tháng thứ 4 trở đi và có sự chỉ định của bác sĩ. Bà bầu nên tránh lấy cao răng trong 3 tháng đầu và 3 tháng cuối của thai kỳ. 

Lấy cao răng có đau không? 

Cạo vôi răng có đau không? Lấy cao răng có đau hay không còn tùy theo vào tình trạng răng miệng của bạn, tay nghề của bác sĩ và điều kiện thiết bị nha khoa. 

Tình trạng sức khỏe răng miệng

Nếu bạn không mắc các bệnh lý về răng miệng và không có nhiều cao răng, thì khi lấy vôi răng sẽ ít bị đau hơn. Chính vì vậy, việc lấy cao răng theo định kỳ sẽ giúp bạn tránh được những cơn ê buốt và các bệnh lý nguy hiểm về răng. 

Trang thiết bị kỹ thuật lấy cao răng 

Khi lựa chọn đúng cơ sở nha khoa uy tín và chất lượng, bạn sẽ được sử dụng các dịch vụ lấy cao răng hiện đại, vừa an toàn, lại không đau. Bên cạnh thủ thuật lấy cao răng bằng bộ dụng cụ cầm tay và máy thổi cát, hiện nay việc sử dụng sóng siêu âm được áp dụng để lấy vôi răng, không đau đớn và tổn thương nướu. 

Trình độ tay nghề của bác sĩ

Lấy cao răng là thủ thuật đơn giản, tuy nhiên đòi hỏi nha sĩ phải có kinh nghiệm và nhẹ nhàng, tỉ mỉ. Có như vậy khi lấy cao răng bạn mới không bị đau và không gây ảnh hưởng tới nướu, lưỡi, má trong.

Lấy răng có đau hay không còn tùy theo trình độ tay nghề của bác sĩ

So sánh các phương pháp lấy cao răng hiện nay

Hiện nay có 3 phương pháp lấy cao răng được áp dụng phổ biến gồm:   

Lấy cao răng bằng dụng cụ cầm tay

Đây là phương pháp thủ công, dùng dụng cụ cầm tay để làm sạch các mảng bám trên răng. Ưu điểm của phương pháp này đó là tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên, lấy cao răng thủ công có thời gian thực hiện lâu và không làm sạch hoàn toàn. Nếu trình độ tay nghề của người lấy cao răng không tốt sẽ gây chảy máu, đau nhức hoặc gặp tổn thương.  

Lấy cao răng bằng máy thổi cát

Với ưu điểm vượt trội hơn so với phương pháp thủ công, lấy cao răng bằng máy thổi cát sử dụng dòng cát mịn để thối lên cao răng để phá vỡ sự liên kết của mảng bám. Ưu điểm là thực hiện nhanh, làm sạch khá tốt và tránh vi khuẩn gây viêm nhiễm. Phương pháp này không thích hợp với trường hợp có cao răng ở nướu và dễ bị rỗ bề mặt răng.  

Lấy cao răng bằng máy siêu âm

Hiện nay, phương pháp lấy cao răng siêu âm được áp dụng với ưu điểm an toàn và giảm đau hơn so với phương pháp truyền thống. Đây là phương pháp sử dụng máy siêu âm để lấy cao răng, không gây ê buốt và đau đớn khó chịu nên rất an toàn. Sử dụng máy lấy cao răng giúp làm giảm sự tác động của các mảng bám ở nướu và thân răng. Không chỉ lấy sạch cao răng không đau, phương pháp này còn có tác dụng làm săn phần men ở răng và giúp răng láng mịn. Vì thế, lấy cao răng bằng phương pháp dùng máy siêu âm giúp làm sạch hoàn toàn những mảnh vụn dư thừa bám trên răng và giúp vệ sinh răng miệng dễ dàng hơn.  

Cách làm sạch cao răng tại nhà

Trong trường hợp cao răng ít hoặc không thể đi lấy cao răng, bạn có thể áp dụng những cách đơn giản và hiệu quả dưới đây: 

Sử dụng muối và chanh 

Muối có tác dụng chữa sâu răng và chống hôi miệng. Kết hợp giữa muối và chanh chứa axit có công dụng làm sạch các lớp mảng bám trên răng, sạch bóng. Cách thực hiện rất đơn giản, bạn lấy nước cốt chanh và thêm chút muối và ngậm. Vừa ngậm vừa kết hợp dùng lưỡi đẩy để hỗn hợp được tan đều khắp các kẽ răng. Cuối cùng súc miệng bằng nước. 

Làm sạch cao răng bằng baking soda

Cách làm sạch cao răng tại nhà an toàn tiếp theo đó là dùng baking soda. Lấy 1 muỗng baking soda trộn đều với nước, sau đó dùng bàn chải nhúng vào hỗn hợp trên và nhẹ nhàng chà xát lên răng khoảng vài phút. Hoặc có thể dùng kết hợp với muối hoặc vỏ chanh  1 - 2 lần/tuần để làm sạch cao răng. 

Dùng baking soda có tác dụng làm sạch cao răng

Dùng vỏ chanh hoặc vỏ cam làm sạch cao răng

Vỏ cam và vỏ chanh là những nguyên liệu dễ kiếm, vừa an toàn lại rẻ. Với hàm lượng vitamin C có trong vỏ cam, vỏ chanh làm sạch mảng bám trên răng và giúp răng sáng bóng. Lấy vỏ cam và vỏ chanh phơi thật khô rồi xay thành bột mịn nhỏ. Sau đó, lấy một muỗng bột vỏ chanh trộn đều với kem đánh răng rồi thoa lên bề mặt răng để làm sạch. 

Vỏ chuối có tác dụng làm sạch cao răng hiệu quả

Vậy bạn đã biết vì sao một nguyên liệu dễ kiếm và rẻ tiền này lại có thể lấy cao răng hiệu quả không? Trong vỏ chuối có chứa hàm lượng kali, magie, mangan... giúp làm sạch các mảng bám quanh chân răng. Để thực hiện bạn chỉ cần dùng vỏ chuối chà xát mạnh vào chân răng, để làm mềm và bong sạch lớp mảng bám. Cuối cùng, bạn chỉ cần súc miệng bằng nước lọc để làm sạch cao răng.

Làm sạch mảng bám trên răng bằng vỏ chuối

Súc miệng bằng dung dịch giấm pha loãng 

Giấm được xem là nguyên liệu an toàn để làm sạch cao răng, vừa phòng tránh viêm lợi, vừa sát trùng, tiêu diệt vi khuẩn. Cách thực hiện rất dễ dàng, dùng muối, nước ấm và giấm trộn đều và dùng để súc miệng hàng ngày.    

Có nên lấy cao răng tại nhà không? Tất cả các phương pháp lấy cao răng tại nhà ở trên có ưu điểm là dễ kiếm và giá rẻ. Tuy nhiên, những phương pháp này chỉ phù hợp với trường hợp có mảng bám cao răng nhẹ và chưa bám chắc vào răng. Hơn thế, nếu lạm dụng các phương pháp cạo vôi răng tại nhà và đặc biệt áp dụng không đúng cách có thể gây mòn men răng, gây cảm giác ê buốt chân răng, viêm nha chu… 

Bị viêm lợi, viêm nha chu hãy dùng ngay thảo dược Yên Tử

Viêm lợi, viêm nha chu do cao răng gây nên, bạn hãy sử dụng ngay thảo dược Yên Tử. Là bài thuốc quý của đồng bào người Dao, được chiết xuất từ các thảo dược dưới chân núi Yên Tử. Thảo dược Yên Tử có công dụng chống tiêu viêm, sưng tấy, ức chế sự phát triển của vi khuẩn tránh lây lan. Các hoạt chất trong thảo dược Yên Tử giúp cơ thể kích thích sản sinh ra các tế bào, từ đó giúp làm liền mô lợi với răng và tăng cường hệ miễn dịch cho tế bào. Bài thuốc được sử dụng từ 100% thành phần thảo dược thiên nhiên, an toàn cho cả bà bầu và trẻ em khi chữa viêm lợi, viêm nha chu. 

Thảo dược Yên Tử chống viêm lợi, viêm nha chu do cao răng gây nên

Những lưu ý sau khi lấy cao răng 

Sau khi lấy cao răng, nếu người bệnh không có cách chăm sóc răng miệng đúng cách có thể khiến vi khuẩn xâm nhập gây bệnh. Vì vậy, cùng với những kiến thức tổng quan về cao răng, bạn cũng cần lưu ý như sau:

  • Có chế độ ăn uống đủ chất dinh dưỡng, các loại rau củ và trái cây giàu vitamin. Tránh đồ ăn dẻo và mềm sẽ dễ hình thành nên cao răng. 

  • Nên đánh răng 2 lần mỗi ngày, sau khi thức dậy vào buổi sáng và trước khi đi ngủ vào buổi tối. 

  • Chải răng đúng cách, nên đặt bàn chải xoay tròn hoặc theo chiều dọc và sử dụng loại bàn chải có lông mềm. 

  • Sử dụng chỉ nha khoa sau khi ăn và súc miệng bằng nước muối sinh lý để làm sạch mảng bám. 

  • Lấy cao răng định kỳ 3 hoặc 6 tháng/lần theo chỉ định của nha sĩ. 

  • Tránh các loại đồ uống quá lạnh hoặc quá nóng sẽ gây buốt chân răng. 

  • Không nên uống rượu bia, hút thuốc hoặc những thực phẩm gây hoen ố răng. 

Trên đây là toàn bộ kiến thức tổng quan về cao răng, hy vọng sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về quá trình hình thành vôi răng và có cách phòng tránh hiệu quả nhất. 

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
199.000đ

4 lý do nên dùng Thảo Dược Yên Tử trị bệnh răng miệng

  • Cao Kỳ Chàm Cho hiệu quả nhanh
  • Sở Y Tế cấp phép
  • Nguyên liệu Thảo dược, an toàn cho bà bầu, trẻ nhỏ.
  • Dễ Dùng Tiện Dụng, Chỉ Bằng Cách Súc Miệng Từ 5-10 Phút
  • Thông tin bài thuốc

Đặt mua thuốc Thảo Dược Yên Tử

Nhận thuộc thanh toán tại nhà.
Chúng tôi có hơn 60 đại lý trên toàn quốc, đảm bảo gửi thuốc nhanh nhất cho bạn

    • Tags: