Các cách chữa hôi miệng dứt điểm theo ý kiến nha sĩ

Thảo dược Yên Tử
26/07/2023

Hôi miệng là tình trạng hơi thở có mùi hôi khó chịu ở khoang miệng, khiến người bệnh tự ti, e ngại khi giao tiếp. Đâu là cách chữa hôi miệng dứt điểm?

Để điều trị hiệu quả bệnh hôi miệng, quan trọng nhất phải tìm được nguyên nhân.

Chứng hôi miệng phần nhiều là do bệnh lý răng miệng và do vi khuẩn kỵ khí có ở miệng phân hủy thức ăn, tạo thành hợp chất lưu huỳnh sulphur. Ví dụ như CH3SH có mùi hăng của tỏi, H2S mùi trứng thối)….

Vì vậy, muốn chữa hôi miệng dứt điểm nên kết hợp giữa cá nhân và bác sĩ nha khoa. Nghĩa là kết hợp giữa thăm khám, dùng thuốc điều trị bệnh lý ở răng miệng và vệ sinh răng miệng tốt.

1. Cách trị hôi miệng tại nhà hiệu quả

Người bị chứng hôi miệng có thể áp dụng một số mẹo trị hôi miệng tại nhà như sau.

1.1. Cách trị hôi miệng tại nhà bằng rau mùi tàu

Rau mùi tàu chứa nhiều vitamin C, Protid, Glucid...rất tốt cho việc tiêu diệt vi khuẩn gây hôi miệng.

Cách làm: Lấy một nắm rau mùi tàu sắc đặc, thêm muối dùng ngậm và súc họng nhiều lần trong ngày. Liên tục trong 5-6 ngày sẽ bắt đầu có hiệu quả.

1.2. Cách trị hôi miệng tại nhà bằng hương nhu tía

Theo các chuyên gia Đông y, hương nhu thuộc kim và thủy nên có thể điều hòa từ trên xuống dưới. Ở trên, hương nhu phế khí, dưới trừ phiền nhiệt khiến trọc khí bốc lên gây hôi miệng.

Cách làm: Dùng 40g hương nhu sắc với 200ml nước cho đặc. Dùng nước ngậm và súc miệng thường xuyên hằng ngày vào buổi sáng và tối rất hiệu quả.

1.3. Cách chữa hôi miệng tại nhà bằng trà xanh

Các nhà khoa học cho biết, trong trà đen và trà xanh có chất polyphenol kháng khuẩn tốt, có thể giảm sự phát triển vi khuẩn gây mùi hôi trong miệng. Uống trà xanh mỗi ngày có thể làm sức khỏe răng miệng ổn định hơn.

1.4. Cách chữa hôi miệng tại nhà bằng quế và mật ong

Quế và mật ong đều là nguyên liệu có đặc tính kháng khuẩn cao, thường được sử dụng để làm sạch khuẩn, ngăn ngừa vi khuẩn phát triển trong khoang miệng.

Để giữ hơi thở thơm tho suốt cả ngày, khắc phục tình trạng miệng có mùi hôi, hãy dùng 1 thìa cà phê mật ong và quế pha nước ấm để súc miệng.

1.5. Cách chữa hôi miệng tại nhà bằng mùi tây

Mùi tây là một phương thuốc dân gian phổ biến cho chứng hôi miệng. Mùi tây chứa hàm lượng chất diệp lục cao có tác dụng khử mùi. Nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng rau mùi tây có thể chống lại các hợp chất lưu huỳnh hôi miệng một cách hiệu quả. Để sử dụng rau mùi tây trị hôi miệng, hãy nhai lá tươi sau mỗi bữa ăn

1.6 Nước súc miệng tự làm với baking soda

Nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng baking soda, còn được gọi là sodium bicarbonate, có thể tiêu diệt vi khuẩn trong miệng một cách hiệu quả. Kem đánh răng có chứa nồng độ cao baking soda thường có hiệu quả làm giảm mùi hôi miệng.

Để làm nước súc miệng baking soda, thêm 2 muỗng cà phê baking soda vào 1 cốc nước ấm. Dùng làm nước súc miệng xung quanh khoang miệng ít nhất 30 giây trước khi nhổ ra.

1.7. Nước súc miệng tự làm với giấm

Giấm chứa một loại axit tự nhiên gọi là axit axetic. Vi khuẩn không thích phát triển trong môi trường axit, vì vậy nước súc miệng giấm có thể làm giảm sự phát triển của vi khuẩn.

Thêm 2 muỗng canh giấm táo trắng hoặc táo vào 1 cốc nước. Súc miệng ít nhất 30 giây trước khi nhổ ra.

2. Cách chữa hôi miệng dứt điểm bằng thuốc

Có 3 nguyên nhân chính gây ra hôi miệng:

Các bệnh răng miệng: Chiếm đến 90% nguyên nhân gây hôi miệng.

Do khô miệng: Một số loại thuốc giúp làm tăng bài tiết nước bọt cũng được sử dụng trong quá trình điều trị chứng hôi miệng cho người bệnh.

Do hở van dạ dày: Trào ngược dẫn đến mùi thức ăn tiêu hoá dở trong dạ dày thoát ra khỏi thực quản và vòm họng, tới khoang miệng gây ra mùi hôi khó chịu.

Nếu bạn mắc chứng khô miệng bệnh lý hoặc hở van, trào ngược dạ dày gây ra hôi miệng thì cần đến cơ sở y tế để khám và điều trị nguyên nhân gây bệnh.

Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi chỉ liệt kê các nhóm thuốc có khả năng điều trị các bệnh răng miệng, cũng là nguyên nhân chủ yếu gây ra chứng hôi miệng.

2.1. Cách chữa hôi miệng bằng thuốc kháng sinh

Thông thường, các nhóm kháng sinh phổ rộng sẽ được chỉ định để điều trị các bệnh răng miệng gây ra hôi miệng. Một số loại kháng sinh có thể sử dụng để chữa hôi miệng bao gồm:

Thuốc kháng sinh Gentamicin: Thành phần thuốc có chứa hoạt chất Gentamicin có khả năng ức chế vi khuẩn, tiêu diệt và ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn gây hôi miệng.

  • Cefotaxime: Đây là thuốc kháng sinh phổ rộng, có tác dụng trên nhiều loại vi khuẩn. Cefotaxim là kháng sinh Cephalosporin thế hệ 3 có chứa hoạt chất cefotaxim có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn gây nên tình trạng hôi miệng, viêm lợi, viêm nha chu.

  • Metronidazole: Thành phần chính của thuốc chứa hoạt chất Metronidazol có tác dụng tiêu diệt và ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây hôi miệng. Nên kết hợp Metronidazol với thuốc Spiramycin hoặc Tetracycline để đem lại kết quả điều trị hôi miệng tốt nhất.

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc kháng sinh để điều trị hôi miệng:

Cơ chế tác động của kháng sinh là ức chế và tiêu diệt vi khuẩn, thuốc đồng thời cũng tiêu diệt cả hệ vi khuẩn có lợi của cơ thể, gây mất cân bằng miễn dịch.

Độc tính của kháng sinh thường gây ra các tác dụng phụ như chóng mặt, buồn nôn, nôn, tiêu chảy, dị ứng,... và ảnh hưởng đến chức năng gan, thận do phải hoạt động tối đa để thải độc.

Sử dụng kháng sinh để điều trị các bệnh răng miệng cần có chỉ định của bác sỹ, không tự ý mua thuốc về tự dùng. Ngoài ra, sử dụng thuốc không đúng liều lượng hoặc lạm dụng kháng sinh trong chữa bệnh làm tăng nguy cơ kháng thuốc, gây khó khăn cho điều trị sau này.

2.1. Thuốc trị hôi miệng Thảo dược Yên Tử

Thảo dược súc miệng Yên Tử là bài thuốc trị các bệnh về răng miệng đặc biệt là hôi miệng được lưu truyền trong cộng đồng người Dao Thanh Y dưới chân núi Yên Tử từ rất lâu đời. Cách dùng rất đơn giản, không phải tốn nhiều thời gian, chỉ cần súc miệng bằng dung dịch thảo dược mỗi ngày 3 lần, trong 5 phút, sau 2-5 ngày mùi hôi miệng đeo bám bạn suốt bấy lâu nay, bạn đang đau đầu tìm cách xử lý sẽ được loại bỏ hoàn toàn.

Ngay từ lần đầu tiên sử dụng, bạn đã cảm thấy khoang miệng của bạn sạch sẽ hơn, hơi thở đã bớt đi mùi khó chịu do hoạt chất kháng khuẩn cực mạnh có trong thảo dược súc miệng Yên Tử.

Đặc biệt, thảo dược súc miệng Yên Tử được chiết xuất từ cây “muồng muồng” mọc trên núi Yên Tử nên cực kỳ an toàn, hoạt chất có trong cây khi bạn súc miệng hàng ngày sẽ giúp ngăn ngừa vi khuẩn hôi miệng, không lo tái phát nữa.Để được tư vấn cụ thể xin mời liên hệ theo hotline: 0899.570.999

Xem thêm: Top 10+ thuốc trị hôi miệng “cứu cánh" cho hơi thở thơm tho

3. Chăm sóc, vệ sinh răng miệng đúng cách để ngăn ngừa hôi miệng

Để giảm hôi miệng, giúp tránh sâu răng và giảm nguy cơ mắc bệnh nướu răng, hãy thường xuyên thực hành vệ sinh răng miệng. Đây cũng là cách chữa hôi miệng tốt nhất mà mỗi cá nhân cần lưu ý.

3.1. Đánh răng sau khi ăn

Việc đánh răng sau khi ăn khoảng 30 phút sẽ giúp làm sạch các mảng bám trên răng, là một trong những tác nhân gây ra tình trạng hôi miệng. Người bệnh nên duy trì đánh răng ít nhất 2 lần/ngày để đạt được hiệu quả trong việc chữa hôi miệng. Ngoài ra, người bệnh cũng nên thay bàn chải lông mềm 3 - 4 tháng một lần.

3.2. Làm sạch vùng lưỡi

Các nghiên cứu y học cho thấy hơn 80% trường hợp hôi miệng là từ bên trong miệng, đặc biệt là từ bề mặt lưỡi. Lý do là bởi lưỡi là khu vực có nhiều vi khuẩn và là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn gây hôi miệng phát triển. Người bệnh có thể sử dụng bàn chải đánh răng có chất làm sạch lưỡi tích hợp. 

3.3. Dùng chỉ nha khoa vệ sinh răng 

Đôi khi, việc đánh răng không thể loại bỏ hết các mảng bám thức ăn trong kẽ răng. Lúc đó chúng ta cần dùng thêm chỉ nha khoa để làm sạch. Chỉ nha khoa cũng là dụng cụ được bác sĩ nha khoa chỉ định người bị hôi miệng sử dụng để khắc phục tình trạng mảng bám vi khuẩn trong kẽ răng.

3.4. Tránh để khô miệng

Để giữ cho miệng ẩm, người bệnh nên tránh thuốc lá và uống nhiều nước - không phải cà phê, nước ngọt hoặc rượu, có thể làm miệng khô hơn. Nhai kẹo cao su hoặc ngậm kẹo (tốt nhất là không đường) để kích thích nước bọt. Đối với khô miệng mãn tính, nha sĩ hoặc bác sĩ của bạn có thể kê một chế phẩm nước bọt nhân tạo hoặc thuốc uống kích thích nước bọt.

3.5. Duy trì chế độ ăn uống hợp lý

Người bị hôi miệng nên ăn nhiều hoa quả, rau xanh, uống đủ nước. Và nên tránh những loại đồ ăn cay nóng, đồ ăn gây mùi như hành tỏi, chất kích thích, thực phẩm nhiều đường dễ làm khô miệng.

3.6. Không hút thuốc lá

Thói quen hút thuốc lá sẽ làm tăng hàm lượng chất dễ bay hơi trong miệng, làm khô niêm mạc miệng và làm trầm trọng thêm tình trạng hôi miệng. Vì vậy, người bệnh nên hạn chế và từ bỏ thói quen hút thuốc để khắc phục mùi hôi miệng hiệu quả.

3.7. Kiểm tra nha khoa định kỳ

Gặp nha sĩ của bạn một cách thường xuyên để lấy cao răng, thường là 3-6 tháng/lần để kiểm tra và làm sạch răng của bạn. 

Trên đây là một vài cách chữa hôi miệng tại nhà, cách trị hôi miệng bằng thuốc và cách vệ sinh răng miệng phòng tránh chứng hôi miệng hiệu quả. Các cách chữa hôi miệng nói trên đều được các bác sĩ nha khoa khuyến cáo bệnh nhân của mình. Kể cả những người chưa bị hôi miệng cũng nên tham khảo để phòng tránh cho bản thân và bạn bè.

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
199.000đ

4 lý do nên dùng Thảo Dược Yên Tử trị bệnh răng miệng

  • Cao Kỳ Chàm Cho hiệu quả nhanh
  • Sở Y Tế cấp phép
  • Nguyên liệu Thảo dược, an toàn cho bà bầu, trẻ nhỏ.
  • Dễ Dùng Tiện Dụng, Chỉ Bằng Cách Súc Miệng Từ 5-10 Phút
  • Thông tin bài thuốc

Đặt mua thuốc Thảo Dược Yên Tử

Nhận thuộc thanh toán tại nhà.
Chúng tôi có hơn 60 đại lý trên toàn quốc, đảm bảo gửi thuốc nhanh nhất cho bạn

    • Tags: