Top 10 thuốc chữa viêm lợi hiệu quả nhanh chóng

Thảo dược Yên Tử
26/07/2023

Viêm lợi uống thuốc gì? Thuốc chữa viêm lợi nào an toàn? Bài viết sau đây sẽ tổng hợp 10 loại thuốc chữa viêm lợi tốt nhất giúp điều trị bệnh viêm lợi hiệu quả.

----------------------------

 

Viêm lợi (viêm nướu) là tình trạng vi khuẩn, mảng bám tích tụ nhiều trên răng và gây nên tình trạng viêm mô nướu xung quanh răng.

Viêm lợi là căn bệnh răng miệng mà hầu hết ai cũng đã từng 1 lần mắc phải, không chỉ gây đau nhức, chảy máu chân răng mà còn khiến cho hơi thở có mùi hôi. Nếu không sử dụng thuốc chữa viêm lợi đúng cách sẽ làm cho bệnh phát triển nhanh hơn gây ra những hậu quả vô cùng nghiêm trọng như răng bị lung lay, gãy, rụng sớm.

Tác nhân gây viêm lợi: Chủ yếu do vi khuẩn P. Gingivalis gây ra.

Cơ chế gây viêm lợi: Vi khuẩn sẽ tấn công, phá hủy mô liên kết giữa răng với các mô quanh răng, phân hủy các tế bào miễn dịch, gây tổn thương đến các tế bào nội mạch mạch máu ở lợi. Từ đó, lợi sẽ bị tổn thương gây nên tình trạng viêm lợi, sưng nướu răng có mủ, hơi thở có mùi hôi, chảy máu chân răng và thậm chí là tụt lợi, tụt nướu.

Xem thêm: Viêm lợi là gì? Hiểu đúng bệnh viêm nướu răng và chữa trị đúng cách

Viêm lợi gây hôi miệng, làm bạn tự ti khi giao tiếp

Bệnh viêm lợi nếu không được điều trị kịp thời thì sẽ tạo cơ hội cho vi khuẩn P. Gingivalis ngày càng phát triển mạnh, các mô quanh răng bị phá hủy nhiều. Khi tình trạng viêm lợi nặng, việc điều trị sẽ khó khăn và tốn kém hơn, thậm chí có thể khiến răng bị lung lay, gãy rụng, gây suy giảm trí nhớ, tiêu xương hàm, ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai và làm mất thẩm mỹ. Đặc biệt, đối với phụ nữ mang thai, bị viêm lợi, viêm nha chu có thể có nguy cơ sinh non, tiền sản giật.

Vậy viêm lợi uống thuốc gì giúp điều trị viêm lợi nhanh chóng nhất? thuốc chữa viêm lợi nào an toàn nhất?

Top 10 thuốc chữa viêm lợi tốt nhất

1. Thuốc chữa viêm lợi Amoxicillin

Thể Loại: Thuốc kháng sinh dạng viên uống

Tác dụng của thuốc: Giảm viêm, giảm sưng đau, ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn chứ không có khả năng tiêu diệt vi khuẩn.

Cơ chế trị viêm lợi của thuốc:

Amoxicillin thuộc nhóm kháng sinh Penicillin, thành phần chính của thuốc chứa Amoxicillin. Kháng sinh này hoạt động bằng cách ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn gây viêm lợi, giảm nhiễm trùng.

Thuốc chữa viêm lợi này đã có từ lâu nên một số loại vi khuẩn đã có khả năng chống lại kháng sinh này, làm giảm hiệu quả điều trị. Vì thế, Amoxicillin không được phải là lựa chọn được nhiều bác sĩ lựa chọn. Muốn loại bỏ những loại vi khuẩn gây viêm lợi đã có khả năng chống lại kháng sinh này, bạn nên sử dụng Amoxicillin kết hợp với axit Clavulanic.

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc:

  • Thuốc chữa viêm lợi Amoxicillin có thể làm giảm tác dụng của thuốc ngừa thai và Amoxicillin có thể truyền qua sữa mẹ gây hại cho trẻ nên cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi uống.

  • Một số tác dụng phụ của thuốc: đau đầu, buồn nôn, nôn mửa, đau dạ dày, nổi gai lưỡi hoặc lưỡi có màu đen, ngứa âm đạo,… Đặc biệt, nếu bạn có biểu hiện loét trong miệng, sốt, nổi mẩn, vàng da, ngứa ran, đau họng, sưng mặt, lưỡi hoặc những biểu hiện bất thường khác cần phải liên lạc ngay với bác sĩ điều trị để có biện pháp khắc phục kịp thời.

2. Thuốc chữa viêm lợi Metronidazol

Tên gọi khác: Metronidazole,

Thể loại: Thuốc kháng sinh dạng viên uống

Tác dụng của thuốc chữa viêm lợi Metronidazol: Điều trị các bệnh nhiễm trùng do ký sinh trùng hoặc vi khuẩn gây ra như bệnh nhiễm trùng đường tiêu hóa, viêm lợi, viêm nha chu.

Cơ chế trị viêm nướu của thuốc: Metronidazol thuộc nhóm kháng sinh Nitroimidazoles, thành phần chính của thuốc chứa Metronidazol. Kháng sinh này hoạt động bằng cách tiêu diệt và ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn P.Gingivalis – Vi khuẩn gây viêm lợi. Để đạt hiệu quả tốt nhất trong việc điều trị viêm lợi, viêm nha chu, bạn nên sử dụng Metronidazol kết hợp với Tetracycline, Spiramycin hoặc Amoxicillin.

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc chữa viêm lợi Metronidazol:

  • Thuốc chữa viêm lợi Metronidazol không sử dụng cho trường hợp rối loạn đông máu, động kinh hoặc quá mẫn cảm với thành phần imidazole.
  • Một số tác dụng phụ của thuốc có thể xảy ra: Buồn nôn, đau đầu, khô da, ngứa âm đạo, đau họng, ho, ngạt mũi, triệu chứng cảm lạnh, có vị kim loại trong miệng, cảm giác đau nhức, rát nhẹt hoặc tê, ngứa ở bàn chân, bàn tay. Nếu sau khi uống thuốc bạn bị đau nhức dữ dội hoặc khó thở, phát ban, sưng môi, lưỡi, họng hoặc mặt thì cần đi cấp cứu ngay để bác sĩ kịp thời chữa trị.

Erythromycin - Thuốc chữa viêm lợi bằng kháng sinh

3. Thuốc trị viêm lợi Erythromycin

Loại thuốc: Kháng sinh trị viêm lợi dạng viên uống

Tác dụng của thuốc: Giảm sưng đau, viêm nhiễm, ngăn chặn sự phát triển và tiêu diệt vi khuẩn gây viêm lợi.

Cơ chế  chữa viêm lợi của thuốc: Erythromycin thuộc nhóm kháng sinh Macrolid, thành phần chính của thuốc chứa Erythromycin dưới dạng Erythromycin Ethylsuccinate. Kháng sinh này hoạt động trong điều trị viêm lợi bằng cách giảm sưng đau, tiêu diệt và ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn P.Gingivalis một cách hiệu quả. Thuốc này thường được sử dụng cho trường hợp viêm lợi nặng.

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc chữa viêm lợi Erythromycin:

  • Không được sử dụng thuốc Erythromycin với terfenadin hoặc astemizol vì có nguy cơ gây loạn nhịp tim, thiếu máu cục bộ,...
  • Thuốc chống chỉ định cho người mẫn cảm với thành phần Erythromycin, người rối loạn chuyển hóa Porphyrin.
  • Một số tác dụng phụ có của thuốc có thể xảy ra: đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy, nổi mề đay, loạn nhịp tim,… 

4. Thuốc chữa viêm lợi Minocycline

Thể loại: thuốc kháng sinh trị viêm lợi dạng gel bôi trực tiếp vào nướu

Tác dụng của thuốc chữa viêm lợi Minocycline: Điều trị nhiều loại nhiễm trùng khác nhau, làm sạch mảng bám và ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn.

Cơ chế trị viêm lợi của thuốc: Minocycline thuộc nhóm kháng sinh Tetracycline, thành phần chính của thuốc chứa Minocycline. Kháng sinh này hoạt động trong điều trị viêm lợi bằng cách ngăn chặn, ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây viêm lợi. Bạn có thể sử dụng thuốc bằng cách bôi vào vùng lợi bị viêm hoặc đặt trong túi nha chu.

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc chữa viêm lợi Minocycline:

  • Nếu bạn sử dụng thuốc khi đang bị bệnh gan, thận, tiêu chảy, nhiễm trùng thì sẽ làm giảm tác dụng của thuốc.
  • Thuốc chống chỉ định cho người mẫn cảm với thành phần Minocycline. Thận trọng khi sử dụng cho bệnh nhân bị đái tháo đường, tim mạch, gan,…
  • Một số tác dụng phụ của thuốc: mệt mỏi, choáng váng, buồn nôn, lợi sưng phồng, đau dạ dày, nhịp tim không đều,…

5. Thuốc chữa viêm lợi Doxycycline

Thể loại: Thuốc kháng sinh điều trị viêm lợi dạng viên uống.

Tác dụng của thuốc: Tiêu diệt vi khuẩn gây viêm lợi, hôi miệng.

Cơ chế điều trị viêm lợi của thuốc:

Doxycycline thuộc nhóm Tetracyclin có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn gây viêm lợi. Thuốc rất nhạy cảm với các loại vi khuẩn đường ruột, vi khuẩn kỵ khí trong khoang miệng nên rất hiệu quả trong việc điều trị các bệnh viêm lợi, viêm nha chu.

Ưu điểm đặc biệt của thuốc chữa viêm lợi này là an toàn, không gây nhiễm độc gan mạnh như những loại thuốc kháng sinh khác. Nhưng thuốc lại làm hỏng những men răng yếu nên không dùng cho trẻ em. Thuốc sử dụng thay thế cho trường hợp bị dị ứng với amoxicillin hoặc beta lactam.

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc Doxycycline:

  • Thuốc chống chỉ định cho người mẫn cảm với các thành phần của thuốc, người suy gan nặng, người bị lupus ban đỏ và trẻ em dưới 8 tuổi.
  • Một số tác dụng phụ của thuốc: Buồn nôn, tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa, sốt, đau đầu, viêm loét thực quản, viêm lưỡi, sốt, mất thị lực đột ngột,…

6. Thuốc chữa viêm lợi Clindamycin

Loại: Thuốc kháng sinh viêm lợi dạng viên uống.

Tác dụng của thuốc: Tiêu diệt vi khuẩn gây đau nhức, viêm lợi, hôi miệng, chảy máu chân răng.

Cơ chế trị viêm lợi của thuốc:

Clindamycin thuộc nhóm Lincosamid, thành phần chính của thuốc chứa Clindamycin Hydrochloride có tác dụng tiêu diệt hàng loạt các loại vi khuẩn gây nhiễm trùng, viêm lợi. Đây là loại thuốc được nhiều nha sĩ khuyên dùng vì có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn tốt hơn các loại thuốc chữa viêm lợi khác.

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc viêm lợi Clindamycin:

  • Thận trọng khi sử dụng cho người bị suy giảm chức năng gan, thận.
  • Một số tác dụng phụ của thuốc: Đau đầu , buồn nôn, đau dạ dày, vàng da,…

Lưu ý chung khi sử dụng thuốc kháng sinh: Khi bị các tác dụng phụ của thuốc, bạn cần thông báo cho bác sĩ điều trị để có phương pháp khắc phục kịp thời.

Mặc dù sử dụng thuốc kháng sinh đem lại hiệu quả nhanh chóng nhưng nếu sử dụng không đúng cách, sử dụng trong thời gian dài có thể làm cho vi khuẩn có khả năng kháng thuốc, bệnh dễ bị tái phát trở lại. Đồng thời, sử dụng thuốc kháng sinh có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh đặc biệt là trẻ em và phụ nữ mang thai.

Vì thế, sử dụng các loại thuốc chữa viêm lợi hay các loại nước súc miệng trị viêm lợi hoàn toàn từ thảo dược thiên nhiên là lựa chọn hàng đầu được nhiều người bị viêm lợi.

7. Thuốc chống viêm Chlorhexidine Gluconate 0,12%

Thể loại: Thuốc kháng sinh dạng nước súc miệng

Tác dụng của Chlorhexidine Gluconate: Điều trị viêm nướu, sưng đỏ, làm giảm lượng vi khuẩn trong khoang miệng.

Cơ chế điều trị viêm lợi của thuốc: Thành phần Chlorhexidine Gluconate 0.12% trong nước súc miệng là sự kết hợp của Axit Gluconic và muối của Chlorhexidine. Thành phần này có khả năng cung cấp kháng khuẩn giúp tiêu diệt vi khuẩn gây viêm lợi, chảy máu chân răng, giúp làm giảm sưng đau nhanh chóng. Tuy nhiên, thuốc súc miệng chữa viêm lợi này không hiệu quả trong trường hợp bị viêm lợi nặng.

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc trị viêm nướu Chlorhexidine Gluconate:

  • Thận trọng khi sử dụng cho trẻ em và phụ nữ mang thai.
  • Một số tác dụng phụ có thể có của thuốc: Vàng da, chóng mặt, tê lưỡi rối loạn vị giác,…

Nước súc miệng Betadine trị viêm lợi

8. Nước súc miệng trị viêm nướu Betadine

Thể loại: Thuốc kháng sinh dạng nước súc miệng.

Tác dụng của nước súc miệng Betadine: Cho hơi thở thơm mát, điều trị viêm lợi, viêm họng, nhiễm nấm Candida.

Cơ chế điều trị viêm lợi: Nước súc miệng Betadine có chứa chất sát khuẩn Povidone- Iodine 1% - Thành phần có tính sát khuẩn, giúp tiêu diệt vi khuẩn gây viêm lợi, giảm sưng đỏ và hôi miệng.

Một số lưu ý khi sử dụng nước súc miệng Betadine:

  • Thuốc chống chỉ định cho người mẫn cảm với Iod, Povidone hay bất kỳ thành phần nào của thuốc.
  • Người bị các bệnh tuyến giáp, người cao tuổi khi sử dụng cần có chỉ định của bác sĩ.

Tác dụng phụ của thuốc: Nếu hấp thụ lượng lớn Povidone-Iod có thể làm mất cân bằng điện giải, làm gia tăng nồng độ osmol trong máu một cách bất thường,…

9. Thuốc giảm đau do viêm lợi Aspirin, Paracetamol

Thể loại: thuốc kháng sinh dạng uống

Các loại thuốc giảm đau như aspirin, paracetamol,… thường được mọi người sử dụng để giảm nhanh các cơn đau nhức do viêm lợi gây ra. Tuy nhiên, những loại thuốc giảm đau này thường chỉ có tác dụng giảm viêm, sưng, đau nhức mà không có khả năng điều trị triệt để viêm lợi, tình trạng viêm lợi của bạn có thể tái phát sau khi bạn ngưng sử dụng thuốc giảm đau.

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc giảm đau để trị viêm lợi:

  • Thuốc giảm đau Aspirin chống chỉ định cho trường hợp bị sốt xuất huyết, máu khó đông,… 
  • Bạn cần đọc kỹ hướng dẫn và tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng thuốc.
  • Không nên lạm dụng nhiều thuốc giảm đau, có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn và giảm hiệu quả điều trị viêm lợi ở những lần sử dụng thuốc sau.

10.  Thảo dược Yên Tử - Thuốc chữa viêm lợi an toàn, hiệu quả

Thể loại: Thuốc trị viêm lợi bào chế 100% từ thảo dược thiên nhiên.

Thảo dược Yên Tử là loại nước súc miệng được nhiều người bệnh tin tưởng và sử dụng. Điểm khác biệt của thảo dược Yên Tử so với các loại thuốc chữa viêm lợi hôi miệng khác đó là thuốc được bào chế 100% từ thảo dược thiên nhiên.

Đây là bài thuốc dân gian, được người dân sống ở vùng núi Yên Tử sử dụng từ hàng ngàn năm trước cho đến tận bây giờ. Bài thuốc chữa viêm lợi từ thảo dược này đã chữa trị dứt điểm viêm lợi, hôi miệng cho hàng chục ngàn bệnh nhân trong và ngoài miền núi này.

Thảo dược Yên Tử - Thuốc chữa viêm lợi 100% từ thảo dược thiên nhiên, khỏi bệnh chỉ từ 1-5 ngày sử dụng

Với thành phần thảo dược thiên nhiên, không có các thành phần hóa học, Thuốc chữa viêm lợi Thảo dược Yên Tử không gây đề kháng như các loại thuốc kháng sinh, chỉ kiểm soát các tác nhân gây bệnh viêm lợi và không gây ảnh hưởng tới hệ vi khuẩn bình thường. 

Đặc biệt, kháng thể chỉ có tác dụng tại chỗ trong khoang miệng, không hấp thu vào máu hay qua tuần hoàn thai nhi, sữa mẹ và không ảnh hưởng tới chức năng gan – thận nên an toàn cho phụ nữ mang thai và cho con bú, có thể sử dụng hằng ngày . 

Đây chính là những lý do mà thảo dược Yên Tử được đánh giá là thuốc chữa viêm lợi tốt nhất hiện nay. Với thành phần thảo dược có chứa các hoạt chất Indirubin, Terpenoid, Alkaloid được chiết xuất từ rễ cây thảo dược, giúp làm sạch khoang miệng, giảm đau, tiêu viêm, loại bỏ mảng bám và vi khuẩn ra khỏi khoang miệng một cách nhanh chóng. 

Sử dụng thảo dược Yên Tử bạn sẽ thấy tình trạng viêm lợi của mình giảm rõ rệt. Chỉ sau 1 – 2 ngày sử dụng thuốc, bạn sẽ không còn đau nhức nữa, phần lợi không còn bị sưng, đỏ tấy nữa. Và sau 5 – 10 ngày sử dụng kết hợp với việc vệ sinh răng miệng sạch sẽ, các loại vi khuẩn gây viêm lợi, viêm nha chu sẽ được tiêu diệt hoàn toàn, không còn tình trạng tái phát như sử dụng các loại thuốc trị viêm nướu răng khác.

Bên cạnh công dụng điều trị viêm lợi, viêm nha chu, thảo dược Yên Tử còn có tác dụng phòng chống sâu răng, viêm lợi, viêm nha chu, hôi miệng, nhiệt miệng. Vì thế, súc miệng hàng ngày với thảo dược Yên Tử để luôn giữ cho mình một hàm răng chắc khỏe và hơi thở luôn thơm mát.

Xem chi tiết: Thuốc chữa viêm lợi thảo dược Yên Tử.

Một số lưu ý khi lựa chọn thuốc chữa viêm lợi tốt

Công dụng: Thuốc điều trị viêm lợi tốt là thuốc kiểm soát được tình trạng viêm nướu, ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây viêm lợi và tiêu diệt triệt để mầm mống gây bệnh. 

Nguồn gốc, xuất xứ: Thuốc chữa viêm lợi tốt nhất là thuốc có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng.

An toàn cho người sử dụng: Thuốc điều trị viêm lợi tốt nhất nên được bào chế từ thảo dược tự nhiên, không chứa chất hóa học, không gây tác dụng phụ cho người sử dụng.

Hy vọng với bài viết mà chúng tôi vừa chia sẻ đã giúp bạn trả lời được những thắc mắc viêm lợi uống thuốc gì, sưng nướu răng có mủ uống thuốc gì hiệu quả nhanh, nước súc miệng trị viêm lợi nào tốt nhất,... Khi gặp phải tình trạng viêm lợi, viêm nha chu, hãy gọi đến Hotline: 0899 570 999 để được tư vấn loại thuốc chữa viêm lợi hiệu quả nhất. Và đừng quên sử dụng thảo dược Yên Tử súc miệng hàng ngày để có một hàm răng chắc khỏe và phòng tránh các bệnh về răng miệng.

Đọc tiếp: Thuốc trị viêm lợi bà bầu nào an toàn?

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
199.000đ

4 lý do nên dùng Thảo Dược Yên Tử trị bệnh răng miệng

  • Cao Kỳ Chàm Cho hiệu quả nhanh
  • Sở Y Tế cấp phép
  • Nguyên liệu Thảo dược, an toàn cho bà bầu, trẻ nhỏ.
  • Dễ Dùng Tiện Dụng, Chỉ Bằng Cách Súc Miệng Từ 5-10 Phút
  • Thông tin bài thuốc

Đặt mua thuốc Thảo Dược Yên Tử

Nhận thuộc thanh toán tại nhà.
Chúng tôi có hơn 60 đại lý trên toàn quốc, đảm bảo gửi thuốc nhanh nhất cho bạn

    • Tags: