Tổng hợp mọi thông tin về răng khôn và những điều cần biết

Thảo dược Yên Tử
26/07/2023

 

Răng khôn là những chiếc răng cuối cùng mọc lên khi trưởng thành. Thông thường răng khôn mọc vô hại nhưng không ít người gặp phải tình trạng đau nhức gây khó chịu. Vậy bạn đã biết gì về những chiếc răng này, liệu chúng có thật sự cần thiết, nên giữ lại hay nhổ bỏ. Hãy cùng bài viết sau đây tìm hiểu rõ vấn đề này nhé!

1. Răng khôn là gì?

Răng khôn là tên gọi những chiếc răng mọc lên cuối cùng trong hàm răng hay còn gọi là răng số 8. Răng khôn này chỉ mọc khi con người đã trưởng thành, do răng mọc sau cùng nên vòm miệng thường không đủ chỗ để cho chúng phát triển bình thường. Vì thế những chiếc răng khôn này khi mọc lên thường mọc lệch, xô lẫn vào nhau, mọc tranh vào chỗ của các răng kế bên dẫn đến tình trạng sưng và gây đau đớn. 

Hình ảnh răng khôn hàm trên và hàm dưới

Có nhiều trường hợp răng khôn mọc ngầm, mọc lệch khi phát triển. Nếu không được phát hiện kịp thời, xử lý đúng cách sẽ dẫn tới tình trạng bị sưng nướu răng khôn, thức ăn thừa tích đọng lại gây nên hiện tượng hôi miệng, viêm lợi…

Các tư thế mọc của răng khôn

Những chiếc răng khôn này có thể mọc ngược về phía các xương hàm, đâm thẳng vào những chiếc răng hàm bên cạnh. Chúng cũng có thể mọc bình thường hoặc là có thể  nhú một phần lên khỏi lợi thì tắc và ngừng mọc vĩnh viễn.

1.1 Con người có bao nhiêu cái răng khôn? Mấy tuổi mọc răng khôn?

Trên thực tế một hàm răng nếu mọc đủ sẽ có 32 chiếc răng, trong đó 28 chiếc mọc và phát triển trước còn 4 chiếc răng còn lại tới khi trưởng thành mới bắt đầu mọc và phát triển. 2 chiếc hàm trên 2 chiếc hàm dưới, 4 chiếc răng này là răng khôn. Vì mọc sau khi hàm răng đã gần như hết chỗ, nên chúng thường tìm đường khác mọc và mọc theo hướng không bình thường. Con người sẽ mọc răng khôn khôn từ 18 tuổi đến 25 tuổi mà không phải khi mới bắt đầu mọc răng hay thay răng vĩnh viễn.

Con người thường có 4 chiếc răng khôn

1.2 Vai trò của  răng khôn

Những chiếc răng khôn này mọc khi con người đã ở độ tuổi trưởng thành. Do chúng xuất hiện muộn cần có thời gian mọc phần chân răng rồi mới phát triển và nhú lên khỏi lợi. Có rất nhiều trường hợp quá trình này không thuận lợi, khiến người mọc răng khôn chịu không ít đau đớn và phiền toái. Chính vì vậy, với nhiều người những chiếc răng này gần như không có ý nghĩa gì về mặt thẩm mỹ hay chức năng nhai.

Thời tiền sử khi con người còn phải ăn thịt sống các thức ăn cứng và dai thì những chiếc răng khôn này cần thiết để tăng sức mạnh cho hàm nhai. Tuy nhiên theo thời gian và nhất là ở cuộc sống văn minh, hiện đại như hiện nay thì vai trò của những chiếc răng khôn này gần như tiêu biến. Ăn chín uống sôi, thường ăn các loại thực phẩm mềm, dễ ăn nên không cần nhiều sức nhai của răng hàm. Vì vậy mà việc mọc những chiếc răng khôn này với nhiều người gây nhiều phiền toái.

Răng khôn mọc đâm vào chân răng kế bên

Hầu hết những chiếc răng khôn này đều bị nhổ bỏ dù sớm hay muộn. Theo kết quả quả của Tổ Chức Chăm Sóc Răng Miệng Hoa Kỳ điều tra được thì ước tính đến nay khoảng 85% những chiếc răng khôn đã bị nhổ bỏ thay vì được tồn tại đến hết phần đời của nó.

Những chiếc răng khôn này không những không có ý nghĩa hay vai trò gì đặc biệt mà việc mọc chúng còn gây ra nhiều nguy hiểm, đau đớn. Răng khôn mọc đầu tiên bạn sẽ cảm thấy rất đau nhức và còn có thể gây các biến chứng như viêm nhiễm, sưng lợi hàm, không thể nhai thức ăn. Nặng hơn, việc mọc răng khôn còn có thể phá vỡ xương xung quanh nó, tệ hơn nữa là chúng có thể làm xô lệch cả hàm răng còn lại.

2. Dấu hiệu khi mọc răng khôn

Trên thực tế thì quá trình mọc răng khôn của mỗi người là không giống nhau, chúng diễn ra không liên tục và tùy thuộc cơ địa từng người. Có người mất 3-5 tháng chiếc răng khôn mới có thể trồi lên hết, nhưng cũng có người mất nhiều thời gian hơn thế nữa. Và các dấu hiệu mọc răng cũng không giống nhau. Sau đây là các triệu chứng thường gặp khi mọc răng khôn.

2.1 Nướu đỏ hoặc sưng

Sưng nướu răng khôn là triệu chứng phổ biến nhất khi mọc răng khôn mà hầu như ai cũng gặp. Triệu chứng này dễ quan sát thấy khi chúng ta mọc răng khôn hàm dưới, với răng khôn hàm trên chúng ta có thể cảm nhận độ sưng, tấy đỏ thông qua đầu lưỡi.

2.2 Bị sốt

Một số trường hợp khi mọc răng khôn cơ thể sẽ bị sốt kèm mệt mỏi kéo dài. Từ đó, khiến nướu sưng đỏ và cơ miệng không còn linh hoạt như trước. Bạn còn cảm thấy tình trạng mọc răng khôn nuốt nước bọt đau khá phổ biến.

Bị sốt khi mọc răng khôn

2.3 Đau nhức

Đau nhức khi mọc răng khôn là dấu hiệu thường gặp nhất. Những cơn đau nhức kéo tới từ bên trong dù răng chưa mọc lên khỏi lợi kiến người bệnh khó chịu. Thậm chí là không thể ăn uống được gì và mất ngủ vì các cơn đau nhức liên tục. Cảm giác đau đớn nhất là khi răng khôn từ từ nhô lên khỏi lợi dù mọc thẳng hay mọc ngầm. Những cơn đau nhức, mệt mỏi, thậm chí mọc răng khôn bị sưng má sẽ khiến bạn không còn cảm giác ngon miệng khi ăn nữa.

Đau nhức khi mọc răng khôn

2.4 Bị co cứng hàm

Đây là dấu hiệu dễ nhận biết khi mọc răng khôn. Khi răng khôn mọc vùng xương hàm sẽ bị tác động từ bên trong. Kết hợp với tình trạng đau nhức khiến hàm bị co cứng lại và không thể cử động linh hoạt như bình thường.

2.5 Hơi thở có mùi hôi

Khi răng khôn mọc vùng nướu dễ bị tổn thương. Cùng với tình trạng thức ăn thừa bám ở vùng răng hàm nằm sâu bên trong khó vệ sinh dẫn tới tình trạng có mùi hôi miệng khó chịu.

Trị dứt điểm đau nhức răng chỉ sau 1 liệu trình - Đặt hàng: 0899 570 999.

3. Mọc răng khôn có nguy hiểm không?

Khi răng khôn mọc lệch lạc có thể dẫn tới nhiều biến chứng khó chịu, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người bệnh. Cụ thể là:

3.1 Sâu răng

Do răng khôn khi mọc lên nằm trong cùng nên rất khó để vệ sạch sẽ dẫn tới dễ tích tụ vi khuẩn. Mặt khác khi răng mọc lệch sẽ đâm vào chiếc răng cối thứ 2 ( là chiếc răng hàm có vai trò quan trọng khi nhai). Sự tích tụ vi khuẩn lâu ngày sẽ làm sâu răng này và chiếc răng cối kế bên khiến người bệnh đau đớn. 

Răng khôn chèn ép các răng kế bên

3.2 Viêm lợi

Sự tích tụ các mảng bám thức ăn và vi khuẩn sẽ gây ra viêm lợi viêm lợi trùm răng khôn, dẫn đến đau nhức, sưng, sốt, hôi miệng hoặc bị cứng hàm không thể há to như bình thường. Nếu viêm lợi bị tái phát nhiều lần cho tới khi vấn đề chiếc răng khôn được giải quyết một cách triệt để thì càng ở những lần tái phát sau độ nguy hiểm càng lớn.

Răng khôn mọc gây viêm lợi trùm

3.3 Huỷ hoại xương và hàm răng

Khi răng khôn mọc lệch, mọc ngầm đâm sang răng bên cạnh, sẽ khiến răng đó bị tiêu huỷ và có thể dẫn tới phải nhổ răng. Mặt khác chúng có thể tạo thành các nang thân răng tiến triển âm thầm phía trong xương hàm. Nếu không được điều trị xương hàm sẽ tiêu dần dẫn tới nguy cơ gãy xương hàm. Triệu chứng dễ phát hiện ra đó là người bệnh sẽ có những cơn đau âm ỉ kéo dài xung quanh khu vực mọc răng khôn.

Bên cạnh đó việc răng khôn mọc lệch có thể khiến các răng trước chen chúc lại với nhau gây khít hàm. Hiện tượng này có thể kéo theo nhiễm trùng, viêm nhiễm cấp tính, sưng đau tại vùng xương hàm gây đau đớn khi nhai và cử động hàm.

Trị dứt điểm đau nhức răng chỉ sau 1 liệu trình - Đặt hàng: 0899 570 999.

4. Có nên nhổ bỏ răng khôn không

Khi răng khôn mọc nhiều người phân vân không biết nên nhổ chúng đi hay để lại. Các bác sĩ khuyên rằng với những trường hợp sau đây người bệnh nên nhổ bỏ những chiếc răng này đi:

  • Răng khôn mọc bị lệch gây các biến chứng đau nhức, nhiễm trùng lặp lại, gây u nang và ảnh hưởng xấu đến các răng bên cạnh.

  • Răng khôn mọc chưa gây biến chứng nhưng tạo khe giắt giữa nó và răng bên cạnh, trong tương lai sẽ sớm ảnh hưởng đến răng bên cạnh thì nên nhổ bỏ để ngăn ngừa biến chứng xảy ra.

  • Các răng khôn mọc thẳng không bị cản bởi bởi xương và nướu tuy nhiên lại không có răng ăn khớp ở hàm đối diện khiến nó trồi dài gây nên hiện tượng nhồi nhét thức ăn và lở loét phần lợi nướu của hàm đối diện. 

  • Răng khôn mọc thẳng chứa gây biến chứng nhưng răng bị dị dạng, có hình dáng bất thường cũng sẽ gây ra nhồi nhét thức ăn với răng kế bên trong tương lai dễ gây sâu răng, viêm lợi hàm, viêm nha chu.

  • Răng khôn có bệnh sâu răng hoặc viêm nha chu răng.

  • Nhổ răng khôn khi làm răng giả, cần chỉnh hình hàm răng,hoặc răng khôn là nguyên nhân gây nên một số bệnh toàn thân khác.

Nhổ bỏ răng khôn để điều trị triệt để các biến chứng

Các trường hợp không nhất thiết phải nhổ bỏ răng khôn:

  • Răng khôn mọc và phát triển bình thường, thẳng, không gây ra các biến chứng và không bị kẹt giữa nướu và mô xương.

  • Bệnh nhân có các bệnh lý toàn thân không thể kiểm soát tốt như tim mạch,  tiểu đường, rối loạn đông máu...

  • Răng khôn mọc lên liên quan trực tiếp đến các  cấu trúc giải phẫu quan trọng như xoang hàm, các  dây thần kinh,... mà không thể thực hiện được các phương pháp phẫu thuật chuyên biệt.

Xem thêm: Đau nhức răng vào ban đêm và cách điều trị dứt điểm

5. Thời điểm nào nhổ răng khôn là thích hợp

Nhiều người lựa chọn nhổ răng khôn làm giải pháp để giải quyết triệt để các vấn đề và những biến chứng do răng khôn gây ra. Theo các chuyên gia, thời điểm để người bệnh nhổ răng khôn tốt nhất là vào độ tuổi từ 18 đến 35, khi chân răng của các răng này đã hình thành được 2/3. Còn nếu trên 35 tuổi, làm phẫu thuật nhổ răng khôn sẽ thường gặp phải nhiều khó khăn hơn do lúc này xương đã đặc hơn và cứng hơn.

Phẫu thuật nhổ bỏ răng khôn

Bên cạnh đó, một số yếu tố toàn thân và tại chỗ không cho phép người bệnh can thiệp để nhổ bỏ răng khôn. Với những người cao tuổi quá trình lành vết thương sau hậu phẫu cũng kéo dài không thuận lợi cho việc làm phẫu thuật. 

6. Các cách giảm đau nhức khi mọc răng khôn hiệu quả

Đau nhức là triệu chứng thường thấy mà hầu như người nào mọc răng khôn cũng gặp phải. Để giảm bớt tình trạng đau đớn khó chịu này, người bệnh có thể áp dụng một số biện pháp sau: 

6.1 Xây dựng một chế độ dinh dưỡng khoa học

Khi mọc răng khôn bạn nên ăn các loại thực phẩm mềm, dễ nuốt như cháo, súp...để tránh hoạt động cung hàm nhiều đồng thời vẫn đủ dinh dưỡng cho cơ thể. Đồng thời bạn nên bổ sung thêm hoa quả, rau củ để thanh lọc cơ thể, giảm viêm, giảm đau nhức và sốt khi mọc răng.

Sinh tố và sữa là 2 loại thực phẩm vừa đảm bảo dinh dưỡng lại không gây đau nhức khi ăn cho người mọc răng khôn. Tùy vào cơ địa mỗi người và cách chăm sóc mà tình trạng đau nhức khi mọc răng khôn kéo dài khác nhau. Vì vậy, khi mọc răng khôn bạn nên chú ý tới chế độ ăn uống, nên ăn gì và kiêng gì sẽ góp phần làm thuyên giảm cơn đau nhức cũng như hạn chế các biến chứng nguy hiểm do răng khôn gây ra.

Ăn thức ăn mềm đủ chất dinh dưỡng

6.2 Giữ gìn vệ sinh răng miệng thật sạch sẽ

Nên đánh răng và súc miệng đúng cách để làm sạch các mảng bám thức ăn, loại bỏ vi khuẩn tích tụ bên trong khoang miệng ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm. Người bệnh nên duy trì uống nhiều nước để cơ thể tăng cường sản xuất nước bọt giúp rửa trôi và làm sạch khoang miệng. Bạn cũng có thể dùng chỉ nha khoa làm sạch các răng ở sâu phía trong ngăn ngừa vi khuẩn có hại tấn công vùng mọc răng khôn.

6.3 Sử dụng thuốc chống viêm hoặc thuốc giảm đau không kê đơn

Trong trường hợp hơi sưng, viêm vùng nướu, răng đau nhẹ người bệnh có thể dùng thuốc giảm đau khi mọc răng khôn như  Spiramycin hoặc nặng hơn, cơn đau kéo dài hơn bạn có thể sử dụng thuốc Ibuprofen . Ngoài ra có thể sử dụng thêm một số thuốc kháng sinh ngừa viêm tiêu sưng như amoxicillin, doxycyclin, tetracyclin hay  spiramycin…

Nếu mọc răng khôn kèm theo triệu chứng đau và sốt kéo dài người bệnh nên uống Spiramycin kèm với thuốc giảm đau paracetamol. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc chỉ giảm đau, kháng viêm tức thời mà không trị dứt điểm tình trạng đau nhức khi mọc răng khôn. Bạn nên đến nha khoa để nhổ răng là cách tốt nhất để đề phòng các biến chứng nguy hiểm khác có thể xảy ra trong tương lai.

6.4 Giảm đau khi mọc răng khôn bằng cách chườm đá

Bạn có thể sử dụng túi chườm đá bọc khăn và chườm bên ngoài vị trí đau khoảng 15 phút có thể giúp cơn đau giảm dần, còn có thể gây tê. Bạn nên chườm 15 phút rồi dừng lại tầm 10 phút trước khi chườm tiếp.

6.5 Sử dụng nước súc miệng súc miệng Thảo dược Yên Tử để sát khuẩn, giảm đau 

Vệ sinh răng miệng sạch sẽ và sát khuẩn khoang miệng là phương pháp quan trọng để ngăn ngừa và điều tình trạng nhiễm trùng và đau nhức vùng quanh răng. Khi người bệnh mọc răng khôn sẽ bị đau nhức, sốt và rất dễ dẫn tới tình trạng nhiễm khuẩn làm cho tình trạng sốt và đau nhức ngày càng trầm trọng hơn.

Thảo Dược Yên tử giảm đau hạ sốt hiệu quả khi mọc răng khôn

Việc súc miệng để loại bỏ vi khuẩn và các mảng bám thức ăn là vô cùng cần thiết . Nước súc miệng Thảo Dược Yên tử với các hoạt tính sát khuẩn, tiêu viêm rất mạnh, được điều chế từ 100% các loại thảo dược quý hiếm từ thiên nhiên trên dãy Yên tử vô cùng lành tính an toàn và có hiệu quả cao trong việc loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn mảng bám. Cũng như các thành phần kháng sinh tự nhiên có trong sản phẩm giúp giảm viêm, sưng tấy từ đó làm giảm các cơn đau và sốt do mọc răng khôn gây nên. 

Để mua Thảo Dược Yên Tử giảm đau khi mọc răng khôn hãy liên hệ qua số điện thoại 0899 570 999 hoặc website để được tư vấn miễn phí và hỗ trợ đặt hàng một cách nhanh nhất có thể.

7. Cách cách chăm sóc sau khi nhổ răng khôn

Biện pháp an toàn và hiệu quả nhất để trị dứt điểm các cơn đau nhức và những biến chứng nguy hiểm của việc mọc răng khôn là chúng ta nên tới các nha khoa uy tín, có đội ngũ bác sĩ giỏi để được thăm khám và nhổ bỏ chiếc răng này. Tuy nhiên sau khi nhổ bỏ răng khôn bạn cần có một chế độ chăm sóc đặc biệt để nhanh bình phục. Sau đây là các cách chăm sóc sau khi nhổ răng khôn bạn cần thực hiện:

7.1 Kiểm soát chảy máu sau khi nhổ răng khôn

Sau khi nhổ răng sẽ có một lượng máu chảy ra từ vị trí chiếc răng khôn bị nhổ bỏ là chuyện hoàn toàn bình thường, lúc này bạn cần dùng gạc bông y tế cắn chặt vào vùng răng vừa nhổ để cầm máu. Nên lưu ý rằng không được súc miệng hay sử dụng nước sát khuẩn sau 24h đầu tiên vì như vậy có thể làm trôi mất cục máu đông, cản trở vết thương cầm máu và lành lại. Những ngày tiếp theo khi máu đã cầm người bệnh nên súc miệng bằng nước súc miệng có chứa chlorhexidine hay cắn túi trà sạch sẽ giúp cho vết thương nhanh lành và cầm máu hiệu quả.

7.2 Kiểm soát sưng

24h giờ đầu sau phẫu thuật nhổ răng khôn bạn nên chườm đá phía ngoài vị trí phẫu thuật. Bạn bọc một chiếc khăn sạch bên ngoài túi chườm rồi thực hiện ấn thả liên tục xung quanh vị trí phía ngoài chỗ răng vừa nhổ. Lúc này bạn đang có thuốc tê nên tránh để đá lạnh lâu tại một vị trí có thể khiến bạn bị bỏng lạnh, nên chườm 30 phút sau đó nghỉ 30 phút trước khi chườm lại. Bạn cứ thực hiện như vậy liên tục 2-3 giờ sau khi nhổ răng sẽ giúp không bị sưng tại vị trí phẫu thuật. Ngoài ra bạn nên giữ cho tư thế ở cao hoặc tựa vào một chiếc ghế để nghỉ ngơi sau khi nhổ răng điều này cũng giúp giảm sưng phần nào.

Chườm lạnh kiểm soát sưng sau phẫu thuật

Sau 2 ngày thực hiện nhổ răng người bệnh có thể chườm nóng. Bạn có thể dùng một chiếc khăn sạch rồi cho vào đó một vật nóng như hòn đá quả chứng hay túi chườm nóng, chườm xung quanh vị trí răng nhổ bổ. Việc chườm nóng có tác dụng tăng vận mạch làm vùng sưng mau tan hết.

7.3 Kiểm soát cơn đau sau khi nhổ răng khôn

Sau khi nhổ răng khôn xong khi hết thuốc tê bạn sẽ có cảm giác rất đau nhức. Bác sĩ sẽ kê cho bạn đơn thuốc gồm kháng sinh và thuốc giảm đau, kháng viêm, bạn nên uống thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ. Nếu bạn có tiền sử đau dạ dày nên báo cho bác sĩ để kê đơn thuốc phù hợp. Nếu uống thuốc có hiện tượng dị ứng, nổi mề đay… bạn nên ngưng thuốc ngay và báo cho bác sĩ để đổi đơn thuốc.

Sử dụng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ sau khi nhổ răng khôn

7.4 Vệ sinh răng miệng

24 giờ đầu tiên sau khi nhổ răng bạn không nên súc miệng hay đánh răng. Sang ngày thứ 2 khi máu đã cầm hẳn bạn có thể đánh răng nhẹ nhàng tránh làm rách vết thương và nguy cơ bật chỉ tại vùng phẫu thuật. Để sát khuẩn vùng răng miệng và loại bỏ vi khuẩn bạn có thể sử dụng nước súc miệng, nước muối loãng (không dùng nước muối đậm đặc hoặc ngậm muối). 

Đặc biệt bạn có thể sử dụng nước súc miệng Thảo Dược Yên Tử có hoạt tính kháng viêm, khử khuẩn rất mạnh lại an toàn sau khi phẫu thuật giúp bạn làm sạch vi khuẩn và mảng bám thức ăn trong khoang miệng đồng thời giúp vết thương nhanh lành, giảm sưng đau hiệu quả. Bạn tuyệt đối không sử dụng tăm ít nhất trong 2 tuần đầu tiên

7.5 Chế độ ăn uống sau khi nhổ răng khôn

Trong ngày đầu tiên sau khi nhổ răng bạn nên ăn các loại thức ăn mềm đủ dinh dưỡng như cháo, súp…, bạn có thể ăn thêm sữa chua, sinh tố hoa quả. Tuyệt đối tránh ăn những đồ nóng đồ cứng, sắc nhọn như xương, cánh gà… và không được nhai phía bên hàm vừa làm phẫu thuật hạn chế làm tổn thương thêm cũng như thức ăn dính vào vết thương.

Người bệnh nên bổ xung thêm nhiều rau củ, hoa quả chứa nhiều vitamin C cũng giúp vết thương nhanh bình phục. Sau 2-3 ngày khi vết thương hết sưng và các cơn đau giảm đi bạn có thể trở về chế độ ăn uống bình thường, nhưng cố gắng hạn chế nhai và để thức ăn dính vào vùng vết thương. Nếu thức ăn có rơi vào bạn nên tới nha sĩ để được giúp đỡ không nên tự ý lấy ra tránh gây chảy máu, nhiễm trùng vết nhổ.

7.6 Nghỉ ngơi tránh vận động sau khi nhổ răng

Sau khi nhổ răng khôn bạn nên tránh các vận động mạnh trong 1-2 ngày đầu tiên. Trên thực tế thì bạn không cần thiết phải nghỉ ở nhà hoàn toàn, vẫn có thể đi làm chỉ cần hạn chế các việc nặng nhọc. Nên kê cao gối khi nằm nghỉ ngơi có thể dùng một chiếc khăn lót tránh máu rỉ ra thấm vào gối.

7.7 Không hút thuốc lá ít nhất 3 ngày sau khi nhổ răng 

Bạn nên kiêng tuyệt đối hút thuốc lá đặc biệt là 3 ngày đầu sau khi nhổ răng khôn. Các chất độc hại có trong thuốc lá như  nicotine, cacbon oxit và axit cyanhydric sẽ làm co mạch máu vi, làm rối loạn chức năng tế bào đa nhân trung tính, giảm nồng độ oxy có trong mô, giảm đáp ứng miễn dịch từ đó ức chế và làm chậm quá trình lành vết thương. Người bệnh cũng nên kiêng rượu bia và các chất kích thích sau khoảng 5-7 ngày sau phẫu thuật và trong thời gian sử dụng thuốc để quá trình điều trị và vết thương bình phục một cách nhanh nhất.

Khi có dấu hiệu mọc răng khôn bạn nên đi khám ngay để biết tình trạng hiện tại cũng như có biện pháp can thiệp kịp thời tránh gây ra những biến chứng không mong muốn gây đau đớn khó chịu. Hy vọng những thông tin mà bài viết trên đây đã cung cấp sẽ giúp bạn có một lộ trình chăm sóc và xử lý răng khôn phù hợp khi chúng đang từ từ phát triển.

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
199.000đ

4 lý do nên dùng Thảo Dược Yên Tử trị bệnh răng miệng

  • Cao Kỳ Chàm Cho hiệu quả nhanh
  • Sở Y Tế cấp phép
  • Nguyên liệu Thảo dược, an toàn cho bà bầu, trẻ nhỏ.
  • Dễ Dùng Tiện Dụng, Chỉ Bằng Cách Súc Miệng Từ 5-10 Phút
  • Thông tin bài thuốc

Đặt mua thuốc Thảo Dược Yên Tử

Nhận thuộc thanh toán tại nhà.
Chúng tôi có hơn 60 đại lý trên toàn quốc, đảm bảo gửi thuốc nhanh nhất cho bạn

    • Tags: