Tổng quan bệnh hôi miệng và những điều cần biết

Thảo dược Yên Tử
26/07/2023

Bệnh hôi miệng là tình trạng hơi thở có mùi hôi xuất phát từ khoang miệng. Hôi miệng gây nên sự lo lắng, e ngại khi giao tiếp, ảnh hưởng nghiêm trọng đến mối quan hệ của người bệnh. Vậy bệnh hôi miệng có nguyên nhân từ đâu? Làm cách nào để làm giảm chứng hôi miệng. Cùng theo dõi bài viết dưới đây.

1. Hôi miệng là bệnh gì?

Hôi miệng (thuật ngữ chuyên khoa là Halitosis) là một chứng bệnh khiến cho hơi thở có mùi hôi, khó chịu. Bệnh hôi miệng không nguy hiểm cho con người nhưng lại gây nhiều phiền toái trong giao tiếp và sinh hoạt hàng ngày.

Cần xác định đúng nguyên nhân hôi miệng thì mới điều trị dứt điểm

Mỗi người bệnh sẽ có mùi hôi khác nhau tùy vào nguyên nhân mắc bệnh. Có người tự cảm nhận được mùi hôi của mình nhưng có nhiều trường hợp lại không.Theo khảo sát, số người đến thăm khám nha khoa vì chứng hôi miệng chỉ xếp sau bệnh sâu răng, chảy máu chân răng.

Xem thêm: Chảy máu chân răng hôi miệng có là bệnh lý nghiêm trọng?

2. Nguyên nhân gây hôi miệng

Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh hôi miệng. Khi xác định được đúng nguyên nhân thì người bệnh dễ dàng điều trị dứt điểm chứng hôi miệng.

2.1 Hôi miệng do di truyền 

Khi bố mẹ mắc bệnh hôi miệng thì khả năng cao con cũng sẽ bị hôi miệng. Không có nghiên cứu khẳng định nguyên nhân hôi miệng này là chính xác hoàn toàn tuy nhiên có rất nhiều bệnh về mũi họng di truyền cũng gây ảnh hưởng trực tiếp đến hơi thở.  Nếu bố mẹ, con cái bị chẩn đoán mắc các bệnh viêm xoang, đau dạ dày… thì nên tới bệnh viện để thăm khám và  được điều trị kịp thời.

2.2 Hôi miệng vì sâu răng lâu năm

Sâu răng là bệnh thường gặp ở cả trẻ nhỏ và người lớn, đây là bệnh lý gây tổn thương nghiêm trọng đến bề mặt răng, tuỷ. Khi bị sâu răng, sẽ có các lỗ nhỏ hình thành gây nên mùi khó chịu. Để lâu sẽ bị lan rộng hơn, lan đến tủy, gây hoại tử ảnh hưởng đến toàn bộ khoang miệng. Lúc này mùi trở nên khó chịu hơn và khó kiểm soát hơn.

Sâu răng là bệnh thường gặp  gây tổn thương nghiêm trọng đến bề mặt răng, tuỷ và mùi hơi thở

Ngay cả khi răng đã chữa tủy, trám và bọc răng thì hôi miệng vẫn có thể xảy ra. Trong một số trường hợp vật liệu trám không tương thích với răng, trám kênh, hở viền nướu tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển nhanh, gây nên bệnh hôi miệng.

2.3 Hôi miệng vì lưỡi trắng 

Lưỡi trắng là tình trạng lưỡi có màu trắng đục, do các loại nấm hình thành hoặc do tế bào chết dính nhiều trên bề mặt lưỡi. Sau các bữa ăn hoặc sau khi thức dậy lưỡi không được làm sạch sẽ là nền tảng cho vi khuẩn, nấm trú ngụ và phát triển. Hiện tượng lưỡi trắng cũng có thể do bị mắc các bệnh như bạch cầu, ung thư, rối loạn tiêu hoá,...

Đôi khi, ở những người bệnh mới ốm dậy, cơ thể bị mất nước, khô miệng cũng làm cho lưỡi trắng có mùi hôi. Vì thế, cần bổ sung đủ nước cho cơ thể để chấm dứt tình trạng này.

2.4 Hôi miệng do hở van dạ dày 

Hở van dạ dày là căn bệnh đường tiêu hóa gây nhiều cơn đau vùng thượng vị, đau cuống họng, ợ hơi, buồn nôn kèm theo tình trạng hôi miệng. Sau khi thức ăn được nạp vào, dịch vị pepsin và axit clohydric trong dạ dày được tiết ra kết hợp với hoạt động co bóp để tiêu hóa thực phẩm. Khi mắc bệnh hở van dạ dày, mùi thức ăn đang tiêu hóa sẽ theo đường thực quản đi lên gây hôi miệng.

Ngoài ra,khi người bệnh bị trào ngược axit lên thực quản cũng sẽ gây nên tình trạng đắng miệng, gây hôi miệng mà người bệnh không nhận ra được.

Trị dứt điểm bệnh hôi miệng chỉ sau 1 liệu trình - Đặt hàng: 0899 570 999.

2.5 Hôi miệng và chảy máu chân răng 

Khi không đánh răng, xỉa răng, làm sạch răng sau khi ăn, những vụn thức ăn còn trong miệng sẽ bị hỏng gây nên mùi hôi khó chịu. Chăm sóc răng miệng không tốt khiến vi khuẩn bã, cặn thức ăn tích tụ thành các mảng bám có mùi hôi, sinh ra bệnh nha chu. Các mảng bám cứng lại được gọi là cao răng (vôi răng). Tại cao răng chứa nhiều vi khuẩn gây kích ứng nướu và dẫn đến các bệnh về nướu như viêm nha chu, chảy máu chân răng. Đây cũng là nguyên nhân khiến hôi miệng.

2.6 Hôi miệng đắng miệng 

Có những loại thuốc điều trị dị ứng là lợi tiểu gây nên khô miệng và hôi miệng như thuốc kháng histamin, triamterene, paraldehyde.

2.7 Thực phẩm có mùi

Nguyên nhân hôi miệng phổ biến đó chính là ăn những thực phẩm hay đồ uống có mùi. Khi tiêu hoá các loại rau củ hay gia vị nặng mùi như tỏi, hành tây, (thực phẩm chứa Allicin, Diallyl Sulfite)... mùi sẽ ngấm vào máu và đưa đến phổi, gây ảnh hưởng đến mùi hơi thở khi nói chuyện, thở.

Sữa và thực phẩm chế biến từ sữa có chứa một loại protein mà khi dạ dày thực hiện co bóp tiêu hoá sẽ phá vỡ cấu trúc protein hình thành các hợp chất có mùi hôi. Đây là nguyên do khiến hơi thở có mùi khó chịu. Ngoài ra khi ăn thịt động vật mà không làm sạch răng, những miếng vụn thịt sẽ bám vào vôi răng gây nên mùi hôi khó chịu.


Vệ sinh răng miệng không đúng cách là nguyên nhân hôi miệng phổ biến.

2.8 Vệ sinh răng miệng kém

Nguyên nhân hôi miệng này khá phổ biến ở trẻ nhỏ. Thông thường với những bé chưa mọc răng, bố mẹ thường bỏ qua việc làm sạch lưỡi, nướu khi uống sữa, ăn bột xong, điều này khiến mảng bám dày lên, vi khuẩn nhờ đó mà phát triển gây hôi miệng và tăng các bệnh trong khoang miệng.

2.9 Thói quen hút thuốc lá

Nguyên nhân hôi miệng từ thói quen hút thuốc lá là do những chất hoá học trong thuốc lá gây ra như tar, nicotine. Những chất này đi vào cơ thể theo đường hô hấp và làm cho khoang miệng, đường hô hấp có mùi khó chịu, gây ảnh hưởng đến giao tiếp, mối quan hệ.

2.10 Sở thích uống cafe

Thói quen uống cafe cũng là nguyên nhân gây hôi miệng ở người lớn tuổi, những người uống cà phê thường xuyên. Bởi trong cà phê có hương vị mạnh, giữ mùi lâu cũng như có ảnh hưởng đến quá trình điều tiết nước bọt. Sau khi uống cafe, chất Caffeine sẽ khiến khả năng tiết nước bọt sụt giảm gây khô miệng làm tăng vi khuẩn gây mùi.

Thói quen uống cafe cũng là nguyên nhân gây hôi miệng ở người lớn tuổi

2.11 Chế độ ăn nhiều đường

Ngoài những thực phẩm cay, thực phẩm có mùi thì chế độ ăn nhiều đường cũng là nguyên nhân hôi miệng. Khi ăn thực phẩm chứa nhiều đường sẽ khiến cho các vi khuẩn có hại phát triển nhanh trong khoang miệng, sản sinh các loại axit làm bào mòn phần khoáng chất của men răng, gây hại cho răng và phần nướu bao quanh răng, từ đó gây sâu răng và hôi miệng.

2.12 Uống nhiều bia, rượu

Thức uống có cồn là thủ phạm gây hôi miệng phổ biến ở nam giới. Uống bia rượu thường xuyên càng làm tăng khả năng bị hôi miệng. Việc nạp quá nhiều rượu sẽ làm giảm khả năng sản xuất nước bọt, tạo điều kiện cho vi khuẩn gây mùi phát triển nhanh chóng.

2.13 Hôi miệng viêm xoang 

Khi bị viêm xoang sẽ sinh ra hiện tượng mủ và tồn đọng trong các hốc xoang chảy xuống cổ họng, đem theo lượng virus, vi khuẩn tấn công khoang miệng và đường hô hấp dưới tạo nên mùi hôi khó chịu. Ngoài ra, lượng dịch nhầy này gây cản trở đường đi của thức ăn xuống dạ dày, lượng thức ăn tồn đọng ở họng bị vi khuẩn xâm chiếm, phân hủy, gây hôi miệng, khó chịu cho người bệnh.

Ngoài ra, cũng có một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc chứng hôi miệng ở người bị bị viêm xoang như:

  • Vệ sinh răng miệng không thường xuyên, không sạch sẽ.

  • Bị bệnh viêm amidan, bệnh nha chu.

  • Người có tiền sử bị bệnh đường tiêu hóa, đặc biệt là trào ngược dạ dày, thực quản.

2.14 Hôi miệng do bệnh viêm họng hạt

Đối với người bị viêm họng hạt, trong vòm họng, khoang miệng tồn tại rất nhiều loại virus, vi khuẩn bám xung quanh khu vực họng. Cùng với việc khi thức ăn đưa vào sẽ tạo ra các hợp chất của lưu huỳnh gây nên mùi hôi khó chịu.

Người bị viêm họng hạt, trong vòm họng, khoang miệng tồn tại rất nhiều loại virus, vi khuẩn gây nên mùi hôi khó chịu

Không chỉ người bị mắc viêm họng hạt mới gây mùi hôi miệng mà bất cứ bệnh nào thuộc đường hô hấp cũng đều gây ra mùi hôi khó chịu. Đặc biệt là khi dịch đờm xuất hiện càng nhiều thì hơi thở càng khó chịu.

Xem thêm: Ê buốt răng: Nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp điều trị hiệu quả

2.15 Hôi miệng răng lung lay, chảy máu chân răng 

Răng lung lay dẫn đến rụng răng ở người trưởng thành có thể do bị viêm nha chu dạng nặng. Khi đó người bệnh sẽ cảm thấy đau nhức, khó chịu, nhạy cảm với thực phẩm nóng, lạnh. Ngoài ra còn là tác nhân gây hôi miệng, mất tự tin trong giao tiếp. 

Có thể khẳng định, 90% trường hợp người bệnh mắc chứng hôi miệng là do việc phân hủy thức ăn, phá vỡ cấu trúc protein trong khoang miệng. Hơi thở có mùi trứng thối đặc trưng nếu như nguyên nhân bắt nguồn từ nướu răng hoặc bề mặt lưỡi.

2.16 Ăn tỏi hôi miệng 

Tỏi là loại gia vị phổ biến trong các món ăn hàng ngày. Loại cây/ củ này sản sinh ra các chất sulfuric tạo ra mùi và vị rất giống với các hợp chất do các vi khuẩn kỵ khí gây hôi miệng. Tỏi gây hôi miệng theo hai cơ chế:

Cơ chế thứ nhất là khi ăn, các hợp chất chứa lưu huỳnh sẽ đi vào trong miệng và ngay lập tức hơi thở bị mùi tỏi át chế. Những loại hợp chất này sẽ ở lại trong miệng cho đến khi làm sạch, “tống” chúng ra ngoài.

Các loại gia vị khiến hơi thở “nặng mùi” hơn

Thứ hai, tỏi ảnh hưởng đến mùi hơi thở thông qua phổi. Hợp chất gây mùi là Allyl methyl sulfide (AMS). AMS là một chất khí được hấp thụ vào máu trong quá trình chuyển hóa của tỏi và đi vào phổi thông qua đường máu. AMS không chỉ tiết ra qua đường hơi thở mà còn được tiết qua tuyến mồ hôi ở lỗ chân lông. Chính vì thế, không chỉ hơi thở mà cả người cũng nặng mùi sau khi ăn tỏi. Để chấm dứt hiệu ứng này mất nhiều giờ, có khi cả ngày. Chúng ta chỉ có thể làm át mùi nhanh chóng bằng cách nạp vào mùi khác mạnh hơn như các loại nước súc miệng kháng khuẩn chứa cetylpyridinium chloride hoặc chlorhexidine.

Trị dứt điểm bệnh hôi miệng chỉ sau 1 liệu trình - Đặt hàng: 0899 570 999.

3. Biện pháp chẩn đoán bệnh hôi miệng

Có một số cách chẩn đoán bệnh hôi miệng thường được sử dụng như:

3.1 Tự xác định

Mỗi người có thể tự chẩn đoán bệnh hôi miệng bằng cách ngửi mùi trên sợi chỉ nha khoa sau khi sử dụng hoặc úp lòng bàn tay vào miệng, thở ra bằng miệng và ngửi mùi trên lòng bàn tay.

3.2 Có thể nhờ người khác xác định

Người nghi ngờ mắc bệnh hôi miệng có thể nhờ người khác xác định bằng cách tiếp xúc trực tiếp với khoảng cách gần. 

3.3 Kiểm tra tại cơ sở nha khoa, bệnh viện

Khác với 2 cách làm mang tính chủ quan trên, cách làm này thể hiện độ chính xác tuyệt đối bằng cách sử dụng máy halimeter để đo nồng độ các hợp chất lưu huỳnh dễ bay hơi trong hơi thở. Bằng cách này sẽ xác định được nguyên nhân hôi miệng xuất phát từ miệng hay từ trong cơ thể.

Kiểm tra tình trạng hôi miệng tại cơ sở nha khoa, bệnh viện là cách chẩn đoán chính xác

4. Đối tượng dễ bị mắc bệnh hôi miệng

Bệnh hôi miệng có nhiều nguyên do và xuất hiện ở mọi lứa tuổi, tuy nhiên, những đối tượng sau dễ bị mắc bệnh hôi miệng hơn. Đó là:

  • Người hút nhiều thuốc lá, uống nhiều rượu, bia.

  • Người ăn nhiều hành, tỏi, thịt động vật, đồ nhiều đạm, chất béo nhiều,...

  • Người vệ sinh răng miệng không sạch sẽ, đúng cách.

  • Phụ nữ đang mang thai: Do tình trạng thai nghén hình thành khiến phụ nữ hay bị nôn ọe, gây trào ngược dạ dày và làm hôi miệng nếu không vệ sinh răng miệng sạch sẽ. Nguyên nhân nữa là do ăn nhiều đồ ăn vặt, bánh kẹo,... hoặc do thay đổi nội tiết tố làm viêm nướu, khô miệng cũng gây nên mùi khó chịu ở khoang miệng.

Bệnh hôi miệng không ảnh hưởng xấu nhiều tới sức khỏe, nhưng nó lại gây nên không ít biến đổi về tâm lý không đáng có cho người mắc bệnh. Người bị hôi miệng thường rất mặc cảm khi nói chuyện, giao tiếp gần với người xung quanh do biết hơi thở qua miệng của mình khó chịu. 

Đặc biệt là những người nghề nghiệp phải giao tiếp nhiều hàng ngày như nhân viên bán hàng, giao dịch viên, giáo viên,... và những đối tượng có tiếp xúc nhiều như các thành viên trong gia đình, bạn bè,... đặc biệt là quan hệ vợ chồng. Thậm chí, khi phát hiện mình mắc chứng hôi miệng, nhiều người đã hạn chế đến mức tối đa giao tiếp hàng ngày. Bệnh hôi miệng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống tinh thần, các mối quan hệ xã giao, giao dịch kinh doanh,...  

5. Cách trị hôi miệng tại nhà đơn giản

5.1 Trị hôi miệng đơn giản bằng lá bạc hà

Từ lâu, lá bạc hà được biết đến là loại lá có tác dụng sát khuẩn nên hiệu quả chữa hôi miệng rất tốt. Bên cạnh đó, lá bạc hà có tính mát, mùi thơm dễ chịu, tỏa hương lâu giúp  lưu giữ hơi thở sạch sẽ và thơm mát cho bạn.

Có thể sử dụng lá bạc hà trị hôi miệng theo các cách sau:

  • Nhai trực tiếp lá bạc hà hoặc có thể sử dụng như một loại rau sống, rau gia vị trong các bữa ăn hàng ngày.

  • Nếu không có thói quen ăn sống được thì có thể sử dụng lá bạc hà đã rửa sạch, cắt nhỏ và vắt lấy nước cốt. Nước cốt bạc hà có thể pha cùng 1 ly nước ấm và bỏ thêm một ít muối vào dùng để súc miệng hàng ngày. Chỉ sau 2-3 ngày, bạn sẽ cảm nhận được sự thay đổi trong hơi thở.

5.2 Mẹo trị hôi miệng hiệu quả với chanh

Chanh là loại trái cây chứa nhiều vitamin C và axit, có tác dụng khử mùi hôi miệng cực kỳ hiệu quả. Đồng thời còn giúp hàm răng trở nên trắng sáng hơn.Thực hiện theo các cách sau đây:

  • Rửa sạch quả chanh, gọt vỏ sau đó nhai thật kỹ vỏ chanh và nuốt.

  • Dùng nước cốt chanh kết hợp với kem đánh răng để làm sạch lưỡi và răng hàng ngày. Cũng có thể pha cùng muối để súc miệng. Thực hiện cách này 2 lần/ ngày bạn sẽ thấy hàm răng trắng sáng kèm theo hơi thở thơm mát.

Có thể chữa chứng hôi miệng tại nhà bằng thành phần thiên nhiên

5.3 Chữa hôi miệng bằng lá mùi tàu (Ngò gai)

Lá mùi tàu hay còn gọi là ngò gai là loại cây gia vị thường được sử dụng trong các bữa ăn hàng ngày. Loại lá này có thể chữa được các bệnh như đầy hơi, không tiêu, ho, cảm cúm,… và đặc biệt là có tác dụng chữa hôi miệng vô cùng tuyệt vời.

Cách thực hiện:

Sử dụng một nắm lá mùi tàu, rửa sạch, cắt nhỏ và sắc lấy nước đặc. Để nước nguội, cho thêm một ít muối vào khuấy tan rồi sử dụng để súc miệng mỗi ngày. Loại nước mùi tàu không những giúp đánh bay mùi hôi miệng mà còn mang lại hơi thở thơm mát nhờ tinh dầu có trong lá mùi tàu.

5.4 Trị hôi miệng bằng gừng vô cùng đơn giản

Gừng là loại gia vị quen thuộc trong căn bếp của mỗi gia đình. Nhờ có tính nóng mà gừng thường được sử dụng để chữa cảm cúm, lạnh bụng, ho,... Ngoài ra, gừng còn có công dụng trị hôi miệng rất hiệu quả mà ít người biết đến.

Cách thực hiện: Rửa sạch củ gừng tươi còn nguyên vỏ sau đó thái lát và cho vào nước đun sôi khoảng 5-10 phút để tinh dầu cũng như các chất trong gừng được hòa tan vào nước. Để nguội và dùng súc miệng hàng ngày, có thể hòa cùng một chút muối trắng. Ngoài ra, bạn cũng có thể pha một ấm trà xanh, thêm một vài lát gừng  và dùng để uống hàng ngày cũng có tác dụng diệt khuẩn, khử mùi rất tốt.

5.5 Thuốc trị hôi miệng

Khi mắc chứng hôi miệng, người bệnh có thể sử dụng một số loại thuốc chứa các thành phần sau:

  • Chlorhexidine: Đây là một chất hóa học có tính khử trùng, có hiệu quả chống lại vi khuẩn gram dương và vi khuẩn gram âm. Sử dụng thuốc có chứa Chlorhexidine nồng độ cao có thể tiêu diệt vi khuẩn còn ở nồng độ thấp khiến cho vi khuẩn không hoạt động. Ngoài ra, Chlorhexidine cũng có tác dụng chống lại các dạng virus và nấm. Người bệnh nên lưu ý khi sử dụng thuốc chứa Chlorhexidine nồng độ cao vì có thể ảnh hưởng đến tai và mắt khi tiếp xúc trực tiếp.

  • Cetylpyridinium chloride (CPC): Hợp chất này có mặt ở hầu hết các dạng thuốc như dạng viên ngậm, dạng nước súc miệng, thuốc xịt thơm miệng, thuốc xịt họng, thuốc đánh răng và thuốc xịt mũi. Đây là một chất hóa học khử trùng và hoạt động chủ yếu dưới vai trò diệt khuẩn. Thuốc cũng có hiệu quả trong việc bảo vệ răng khỏi các mảng bám và viêm nướu chân răng.

  • Ranitidine: Ranitidine có hiệu quả trong việc ngăn chặn tình trạng các chất lỏng, chất được tiêu hóa bị đẩy ngược lên thực quản (hiện tượng trào ngược axit) gây hôi miệng hoặc hơi thở có mùi hôi. Thêm vào đó các thuốc chứa Ranitidine chủ yếu làm giảm quá trình sản xuất axit trong dạ dày, ngăn chặn histamin.

Khi mắc chứng hôi miệng, người bệnh có thể sử dụng một số loại thuốc chứa các thành phần đặc trị

5.6 Sử dụng kem đánh răng trị hôi miệng

Nguyên nhân chính gây hôi miệng là vi khuẩn, chính vì thế, các chuyên gia nha khoa đã cải thiện một phần bằng kem đánh răng đặc trị chứa các thành phần:

  • Natri Florua: có tác dụng diệt khuẩn, đánh bay mảng bám và cũng là thành phần quan trọng đóng vai trò chính trong kem đánh răng đặc trị hôi miệng.

  • Triclosan: hợp chất này có khả năng tiêu diệt vi khuẩn gây mùi, kháng khuẩn, đóng vai trò điều trị bệnh viêm lợi.

  • Một số thành phần có vai trò khử mùi, diệt khuẩn không kém phần quan trọng có thể kể đến như SLS, Kẽm Citrat, Florua Stannous, Canxi bicacbonat. 

Trị dứt điểm bệnh hôi miệng chỉ sau 1 liệu trình - Đặt hàng: 0899 570 999.

5.7 Sử dụng nước súc miệng trị hôi miệng

Nước súc miệng cũng là cách điều trị hôi miệng mà bác sĩ nha khoa khuyên dùng. Nước súc miệng mang lại lợi ích:

  • Giúp hơi thở thơm mát hơn: Nước súc miệng có chứa các tinh dầu có mùi thơm lâu, giúp miệng luôn sạch sẽ và thơm tho hơn. 

  • Ngừa sâu răng và các bệnh về răng miệng: Chất fluor có trong nước súc miệng sẽ giúp ngăn ngừa sâu răng và các bệnh về nướu, trong khoang miệng. Khi sử dụng không nên pha loãng, điều này khiến cho fluor không phát huy tốt chức năng làm sạch.

  • Giảm vi khuẩn trong miệng: Nước súc miệng làm giảm lượng mảng bám và vi khuẩn trong từng kẽ răng, ngóc ngách khoang miệng.

5.8 Ngăn chặn hôi miệng tức thì bằng kẹo cao su

Khi phát hiện mình bị hôi miệng, trong tình huống khẩn cấp, không kịp đánh răng, súc miệng, uống thuốc,... người bệnh có thể nhai kẹo cao su để giấu đi hơi thở nặng mùi. Tuy nhiên nên lưu ý chọn kẹo cao su không đường, được làm ngọt bằng xylitol để ngăn chặn vi khuẩn và làm mất mùi hôi miệng tức thì.

6. Cách khắc phục bệnh hôi miệng

Nếu hôi miệng khiến bạn tự ti, mặc cảm thì hãy thực hiện một chế độ chăm sóc răng miệng thật tốt, thay đổi thói quen ăn uống, sinh hoạt. 

6.1 Thiết lập chế độ chăm sóc răng miệng đúng

Hãy thực hiện chải răng hai lần mỗi ngày với kem đánh răng có chứa fluor để loại bỏ vụ thức ăn còn lại trong khoang miệng, chải sạch mảng bám - nơi trú ngụ của vi khuẩn, virus. Chải răng hai lần một ngày với kem đánh răng có chứa fluor để loại bỏ các mảnh vụn thức ăn và mảng bám. Bên cạnh đánh răng thì cần lưu ý chải sạch cả lưỡi. Không sử dụng bàn chải đánh răng quá 3 tháng hoặc sau khi ốm dậy. Nên dùng chỉ nha khoa để làm sạch kẽ răng, tránh để đọng lại vụn thức ăn. Súc miệng bằng nước có thành phần diệt khuẩn hai lần mỗi ngày. 

6.2 Nên khám nha khoa định kỳ 2 lần mỗi năm 

Bác sĩ nha khoa sẽ giúp bạn kiểm tra tình trạng răng miệng, làm sạch răng theo phương pháp chuyên nghiệp. Phát hiện kịp thời các vấn đề về răng miệng mà bạn đang gặp phải chẳng hạn như viêm nha chu, nguyên nhân hôi miệng,...

Bác sĩ nha khoa sẽ giúp bạn kiểm tra tình trạng răng miệng, làm sạch răng theo phương pháp chuyên nghiệp

6.3 Ngừng hút thuốc lá, thuốc lào

Thuốc lá, thuốc lào hay các loại có chứa chất làm ố men răng, để lại mùi dai dẳng, khó chịu. Nếu không thể bỏ thuốc, hãy xin ý kiến bác sĩ để có phác đồ cai đúng, đảm bảo không ảnh hưởng đến thói quen sinh hoạt hàng ngày.

6.4 Uống nhiều nước

Điều này quan trọng cho việc giữ ẩm khoang miệng. Ngậm kẹo không đường hay keo cao su không đường, tốt nhất là gôm và kẹo bạc hà có chứa xylitol sẽ giúp kích thích tuyến nước bọt, giúp rửa trôi vi khuẩn và các mảng bám thức ăn.

6.5 Ăn các loại quả mọng, chứa nhiều vitamin C

Các loại hoa quả có chứa nhiều vitamin C có thể kể đến như chanh, quýt, cam,... Những loại quả này sẽ kích thích tiết dịch vị, ngăn chặn vi khuẩn sinh sôi và phát triển. Tuy nhiên, những loại quả này thường có vị chua, tính oxi hoá cao. Do vậy, cần súc miệng lại bằng nước sạch sau khi ăn để chống mài mòn men răng, gây ê răng, buốt răng.

6.6 Tránh xa các loại thực phẩm có hàm lượng protein và carbohydrate cao

Những loại thực phẩm như cá, khoai tây, gạo,... là những thực phẩm chứa nhiều cacbonhydrat. Những loại thực phẩm như thịt gà, thịt bò, thịt thỏ, thịt lợn,... có chứa nhiều protein. Cả hai loại này cần hạn chế ăn bởi rất khó tiêu, dễ gây đầy bụng, gây mùi hôi miệng. Đặc biệt là thịt động vật, sau khi ăn sẽ dễ để lại cặn, bùn trong kẽ răng. Nếu không làm sạch kịp thời và cẩn thận sẽ làm sót lại gây nên mùi hôi miệng cực kì khó chịu và còn gây sâu răng.

7. Phòng trị bệnh hôi miệng bằng thảo dược Yên Tử

Có thể thấy chứng hôi miệng xảy ra chủ yếu là do vi khuẩn trong khoang miệng và vệ sinh răng miệng. Chính vì thế, không chỉ chữa bằng cách sử dụng những mẹo, các loại lá, gia vị có chứa nhiều tinh dầu để mang lại hơi thở thơm mát cho khoang miệng mà cần có phương pháp chữa dứt điểm, trị tận gốc bệnh hôi miệng mà vẫn đảm bảo an toàn. 

Trị hôi miệng chỉ sau một liệu trình với Thảo dược Yên Tử.

Thảo dược Yên Tử chính là phương pháp hoàn hảo giúp đẩy lùi tận gốc và nhanh chóng chứng hôi miệng cũng như các bệnh lý về răng miệng như sâu răng, chảy máu chân răng liên tục,... đảm bảo an toàn và dễ dàng sử dụng. Được bào chế hoàn toàn từ thảo dược quý dưới chân núi Yên Tử nên Thảo dược Yên Tử vô cùng lành tính, không gây ra tác dụng phụ, phù hợp với mọi đối tượng.

Thảo dược Yên Tử được bào chế theo bí quyết người dân tộc Dao, có chứa hoạt chất  kháng viêm, khử khuẩn, cực kỳ mạnh mẽ có thể chữa tận gốc căn bệnh hôi miệng. Khi sử dụng thảo dược sẽ giúp tiêu diệt chủng vi khuẩn gây ra các bệnh lý răng miệng, ức chế quá trình tạo acid, lưu lại mùi hương thơm lâu dài trong khoang miệng.

Cách sử dụng vô cùng đơn giản, chỉ cần dùng Thảo dược Yên Tử súc miệng ngày 2 - 3 lần, mỗi lần 10ml, chỉ sau từ khoảng  2 đến 5 ngày, toàn bộ vi khuẩn gây bệnh giảm mạnh, kẽ chân răng, nướu, lưỡi, amidan,...sẽ được làm sạch nhanh chóng, đẩy lùi hoàn toàn bệnh hôi miệng.

Để mua Thảo Dược Yên Tử trị dứt điểm chảy máu chân răng chỉ sau 1 liệu trình, bạn vui lòng liên hệ theo số hotline đặt hàng: 0899 570 999.

Trị dứt điểm bệnh hôi miệng giúp người bệnh tự tin hơn khi giao tiếp, tinh thần bớt căng thẳng, bớt áp lực về chính bản thân mình. Đồng thời, sử dụng thảo dược súc miệng Yên Tử đẩy lùi toàn toàn các bệnh răng miệng, kháng viêm, tiêu viêm, giảm đau cho người mắc các chứng bệnh răng miệng. Bất kỳ đối tượng nào cũng nên sử dụng liên tục.

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
199.000đ

4 lý do nên dùng Thảo Dược Yên Tử trị bệnh răng miệng

  • Cao Kỳ Chàm Cho hiệu quả nhanh
  • Sở Y Tế cấp phép
  • Nguyên liệu Thảo dược, an toàn cho bà bầu, trẻ nhỏ.
  • Dễ Dùng Tiện Dụng, Chỉ Bằng Cách Súc Miệng Từ 5-10 Phút
  • Thông tin bài thuốc

Đặt mua thuốc Thảo Dược Yên Tử

Nhận thuộc thanh toán tại nhà.
Chúng tôi có hơn 60 đại lý trên toàn quốc, đảm bảo gửi thuốc nhanh nhất cho bạn

    • Tags: