Tụt lợi: Nguyên nhân, cách điều trị và phòng ngừa hiệu quả

Thảo dược Yên Tử
26/07/2023

Tụt lợi là gì? Bệnh tụt lợi có nguy hiểm không? Có chữa được không? Và làm thế nào để phòng ngừa? Tất cả những thắc mắc của các bạn về bệnh tụt lợi sẽ được giải đáp trong bài viết này. Cùng theo dõi nhé. 

Tụt lợi là một trong bệnh lý răng miệng phổ biến ở mọi lứa tuổi, giới tính. Tuy nhiên không phải ai cũng biết được sự nguy hiểm của bệnh tụt lợi nếu không được điều trị sớm. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về bệnh tụt lợi, cũng như cách điều trị và phòng ngừa hiệu quả nhất. 

Chắc hẳn, bạn đã nghe rất nhiều về bệnh tụt lợi. Thế nhưng, không phải ai cũng biết tụt lợi là gì? 

Tụt lợi không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe cơ thể

Tụt lợi (tụt nướu, teo cơ nướu) là hiện tượng mô nướu bị co lại và làm lộ phần chân răng. Đây là một dạng bệnh lý về nướu do thói quen vệ sinh răng miệng kém và nếu không điều trị sớm có thể gây nhiều ảnh hưởng xấu đến sức khỏe cũng như thẩm mỹ răng miệng. 

  • Nguy cơ mất răng cao: Bệnh lý này khiến cho răng mất đi “bệ đỡ” xung quanh, các mô lợi và cấu trúc xương răng có thể bị tổn thương nghiêm trọng. Nếu không điều trị sớm sẽ dễ bị mất răng. 

  • Răng trở nên nhạy cảm hơn: Do phần chân răng bị lộ ra bên ngoài, nên khi ăn những thực phẩm nóng, lạnh, ngọt, cay,... hoặc khi vệ sinh răng miệng, bạn sẽ cảm thấy rất khó chịu và vô cùng ê buốt. 

  • Mất thẩm mỹ nha khoa: Bệnh tụt lợi không chỉ khiến răng trông dài hơn bình thường mà khoảng cách giữa các răng cũng thưa hơn. Điều này sẽ làm giảm thẩm mỹ nha khoa, khiến bạn tự ti trong giao tiếp hàng ngày.

Xem thêm: Bệnh viêm lợi răng: Nguyên nhân và một số cách điều trị 

Không giống như các bệnh lý nha khoa khác, tụt lợi không có triệu chứng, biểu hiện rõ ràng và thường bị nhầm sang bệnh răng miệng khác. Do đó, để sớm phát hiện và điều trị bệnh, trong quá trình vệ sinh, chăm sóc răng hàng ngày, bạn cần đặc biệt chú ý những dấu hiệu của bệnh tụt lợi, như:

Răng dài ra bất thường và nướu sưng đỏ là dấu hiệu cơ bản của tụt lợi

  • Lợi bị co hẹp lại và làm lộ chân răng rõ ràng.

  • Lợi bị sưng tấy, đau và chuyển sang màu đỏ hoặc tim tím thay vì hồng hào khỏe mạnh. Đặc biệt, khi ấn vào sẽ thấy có máu hoặc mủ chảy ra.

  • Chảy máu chân răng khi chải răng, xỉa răng hoặc sử dụng chỉ nha khoa.

  • Răng bị ê buốt, thậm chí lung lay khi ăn. 

  • Miệng tiết nhiều nước bọt bất thường và xuất hiện mùi hôi khó chịu. 

Cũng giống như những bệnh lý nha khoa khác, tụt lợi là do vi khuẩn có hại tấn công, phá hủy mô lợi và xương răng. Khi những mảng thức ăn thừa không được làm sạch, lâu ngày sẽ tích tụ lại và tạo thành mảng bám có chứa vi khuẩn có hại gây viêm lợi, sâu răng, tụt lợi, viêm nha chu, hôi miệng như Porphyromonas gingivalis  (P.gingivalis) và S.mutans. 

Bên cạnh đó, bệnh tụt lợi còn do một số yếu tố khác, bao gồm:

  • Thói quen vệ sinh, chăm sóc răng miệng không đúng cách: Nếu bạn dùng bàn chải lông cứng, xỉa răng thay vì dùng chỉ nha khoa sẽ không chỉ khiến mô nướu bị tổn thương và tụt xuống mà còn làm mòn men răng. 

  • Viêm lợi, viêm nha chu: Thực tế, tụt lợi là một trong những biểu hiện của bệnh viêm lợi, viêm nha chu. Khi những bệnh lý này không được điều trị sớm và đúng cách sẽ khiến nướu bị nhiễm trùng và men răng bị phá hủy. 

  • Răng khấp khểnh: Cấu trúc, hình thái răng không đồng đều, xô lệch, khấp khểnh có thể gia tăng áp lực vào lợi và mô xương của các răng kế cận. Từ đó khiến lợi dần bị tụt xuống. 

  • Thay đổi nội tiết tố: Sự thay đổi hormone trong dậy thì, kỳ kinh nguyệt, mãn kinh hoặc quá trình mang thai và sau sinh có thể làm cho răng nhạy cảm và dễ bị tụt lợi hơn.

  • Di truyền: Bệnh tụt lợi không di truyền. Tuy nhiên, gen và tiền sử gia đình có ảnh hưởng rất lớn đến tình trạng nha khoa. Theo nghiên cứu, có đến hơn 30% dân số có thể dễ dàng mắc bệnh tụt lợi cũng như các bệnh răng miệng khác mặc cho họ chăm sóc, vệ sinh kỹ càng đến thế nào. 

  • Điều trị nha khoa không đúng kỹ thuật: Tụt lợi cũng có thể là hậu quả của quá trình điều trị nha khoa hoặc nắn chỉnh răng thẩm mỹ chưa đúng kỹ thuật.

  • Đeo khuyên môi hoặc lưỡi: Đồ trang sức có thể ma sát với lợi khi bạn đeo khuyên ở những vị trí này. Về lâu dài sẽ khiến mô lợi và men răng bị bào mòn. 

Tụt lợi là bệnh nha khoa thông thường, có thể dễ dàng điều trị dứt điểm khi được thăm khám sớm. Tuy nhiên, hầu hết chúng ta đều chủ quan và ngó lơ các triệu chứng, dấu hiệu của bệnh. Chỉ khi bệnh xuất hiện những biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến thẩm mỹ nha khoa, sức khỏe cục bộ, tâm sinh lý,... mới tá hỏa chạy chữa. 

Mất răng là hậu quả tất yếu nếu tụt lợi không được điều trị sớm và đúng cách

  • Mất men răng: Tụt lợi có thể gây mòn, thậm chí mất men răng, làm lộ ngà răng, gây khó chịu khi vệ sinh răng miệng cũng như ăn uống. 

  • Mất răng: Tụt lợi khiến cho răng mất đi “bệ đỡ” vững chắc, lâu ngày sẽ bị lung lay, thậm chí mất răng.

  • Tim mạch: Vi khuẩn gây tụt lợi có thể xâm nhập vào máu, gây tắc nghẽn hoặc xơ vữa động mạch. Đây cũng là khởi phát của những cơn đau tim, đột quỵ và chứng viêm nội tâm mạc nguy hiểm.

  • Bệnh Alzheimer:  Các chất tiết ra từ các ổ mủ trong mô nướu có thể  tiêu diệt các tế bào não và gây bệnh Alzheimer.

  • Biến chứng thai kỳ: Sức đề kháng có phụ nữ mang thai rất kém, bất kỳ nhiễm trùng nào, kể cả tụt lợi đều có nguy cơ ảnh hưởng đến thai phụ và thai nhi. Rất nhiều trường hợp sinh non hay thai nhi nhẹ cân do mẹ bị viêm lợi, tụt lợi, viêm nha chu. 

Trong chữa trị bệnh tụt lợi, bác sĩ thường dựa vào tình trạng nặng - nhẹ của bệnh để có phác đồ điều trị phù hợp. Cụ thể:

5.1. Tụt lợi cấp, không kèm theo ê buốt

Phương pháp điều trị cho trường hợp tụt lợi nhẹ và không kèm theo triệu chứng khó chịu nào thường là loại bỏ các mảng bám và cao răng trên bề mặt răng để ngăn vi khuẩn gây bệnh tụt lợi tăng sinh. Bác sĩ có thể kê thêm thuốc kháng sinh để loại bỏ hoàn toàn những vi khuẩn còn sót lại.

Xem thêm: 6 cách chữa viêm lợi an toàn, hiệu quả triệt để nhất

5.2. Bệnh tụt lợi răng nặng và kèm theo biến chứng

  • Nạo túi nha chu: Bác sĩ sẽ loại bỏ hoặc làm giảm kích thước của các túi viêm bằng cách làm sạch sâu vi khuẩn gây bệnh ra khỏi túi. Sau đó khâu cố định mô lợi lại vị trí ban đầu. 

  • Ghép mô lợi: Khi mô lợi bị tổn thương quá nặng và không thể phục hồi nguyên trạng, bác sĩ sẽ tái tạo lại phần mô hư hại để ngăn chặn bệnh tụt lợi tiến triển. 

  • Ghép xương: Phương pháp này được áp dụng khi mô xương bị tổn thương nghiêm trọng. Tùy theo thể trạng và điều kiện kinh tế của người bệnh, bác sĩ sẽ đề xuất vật liệu tái tạo phù hợp nhất. 

Xem thêm: Top 10 thuốc chữa viêm lợi hiệu quả nhanh chóng

Thảo dược Yên tử trị viêm lợi, tụt lợi, sâu răng, hôi miệng hiệu quả và triệt để - khỏi bệnh sau từ 1- 2 liệu trình

Tuy nhiên, trong trường hợp bạn không muốn sử dụng thuốc kháng sinh hoặc thuốc kháng sinh không mang lại hiệu quả mong muốn. Cũng như không có điều kiện để thực hiện các thủ pháp nha khoa đắt đỏ, bạn có thể sử dụng Thảo dược Yên Tử - bài thuốc trị bệnh răng miệng bí truyền của người Dao dưới chân núi Yên Tử (Quảng Ninh).

So với các loại dung dịch súc miệng khác trên thị trường, Thảo dược Yên Tử được đánh giá cao hơn nhờ những ưu điểm nổi bật:

  • Loại bỏ triệt để vi khuẩn P.gingivalis  và S.mutans gây tụt lợi, viêm lợi, sâu răng, hơi thở có mùi,... nhờ các thành phần diệt khuẩn, kháng khuẩn vượt trội như Hexetidin, Chlorhexidine, Zin gluconat…

  • Điều chế 100% từ thảo mộc thiên nhiên, không sử dụng chất hóa học, không gây tác dụng phụ, không ảnh hưởng đến dạ dày, gan và an toàn tuyệt đối cho cả trẻ em, phụ nữ mang thai và cho con bú.

  • Loại bỏ mảng bám và tiêu diệt triệt để các vi khuẩn có hại trong khoang miệng mà không làm ảnh hưởng đến các vi khuẩn có lợi.

  • Giúp răng, nướu chắc khỏe, hồng hào và cải thiện tình trạng hơi thở có mùi. 

Chúng ta hoàn toàn có thể phòng ngừa bệnh tụt lợi cũng như bảo vệ, chăm sóc sức khỏe răng miệng bằng những cách sau: 

  • Chăm sóc răng miệng đúng cách và kỹ lượng: Dùng bàn chải lông mềm và chỉ nha khoa, nước súc miệng để loại bỏ mảnh vụn thức ăn thừa, mảng bám, vi khuẩn 2 - 3 lần/ngày. 

  • Từ bỏ các thói quen sinh hoạt xấu: Cai thuốc lá, hạn chế sử dụng các thực phẩm  có hại cho răng và lợi như đồ ngọt, chua, quá nóng hoặc quá lạnh, quá mềm hoặc quá cứng…

  • Khám răng định kỳ: Bạn nên lên lịch gặp nha sĩ 4 - 6 tháng/lần để làm sạch cao răng và kiểm tra những bất thường răng miệng, cũng như phát hiện dấu hiệu sớm của bệnh tụt lợi, viêm lợi, viêm nha chu, sâu răng...

Trên đây là những kiến thức tổng quan về bệnh tụt lợi. Mong rằng sẽ giúp các bạn hiểu tụt lợi là gì? cũng như triệu chứng, nguyên nhân, hậu quả và các phương pháp điều trị, phòng ngừa bệnh.

Tụt lợi ảnh hưởng nhiều đến thẩm mỹ và sức khỏe của chúng ta, nếu bạn đang nghi ngờ mình bị tụt lợi hãy gọi đến Hotline: 0899 570 999 để được tư vấn hoặc đến cơ sở nha khoa gần nhất để thăm khám, tránh để diễn biến bệnh nghiêm trọng hơn. 

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
199.000đ

4 lý do nên dùng Thảo Dược Yên Tử trị bệnh răng miệng

  • Cao Kỳ Chàm Cho hiệu quả nhanh
  • Sở Y Tế cấp phép
  • Nguyên liệu Thảo dược, an toàn cho bà bầu, trẻ nhỏ.
  • Dễ Dùng Tiện Dụng, Chỉ Bằng Cách Súc Miệng Từ 5-10 Phút
  • Thông tin bài thuốc

Đặt mua thuốc Thảo Dược Yên Tử

Nhận thuộc thanh toán tại nhà.
Chúng tôi có hơn 60 đại lý trên toàn quốc, đảm bảo gửi thuốc nhanh nhất cho bạn

    • Tags: