Viêm lợi (Viêm nướu răng ) hiểu đúng bệnh, chữa đúng cách

Thảo dược Yên Tử
26/07/2023

Viêm nướu răng là bệnh phổ biến về răng miệng, xảy ra ở nhiều đối tượng. Bệnh gây ra những khó khăn, thậm chí là đau đớn trong sinh hoạt thường ngày. Vậy viêm nướu răng là gì, cách ngăn ngừa và điều trị bệnh lý này ra sao? Những thông tin được chia sẻ trong bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc trên.

1. Viêm nướu răng là gì?

Viêm nướu răng hay còn gọi là viêm lợi, là tình trạng viêm nhiễm tổ chức nướu quanh chân răng. Bệnh thường gặp phải ở những người có chế độ sinh hoạt và quá trình vệ sinh răng miệng sai cách, tạo điều kiện cho vi khuẩn P. gingivalis (Porphyromonas gingivalis) - là tác nhân chính gây bệnh phát triển tại khoang miệng. Khi bị viêm, nướu của người bệnh thường sưng đỏ, dễ chảy máu, kèm theo các cơn đau nhức bất thường, đồng thời xuất hiện nhiều mảng bám tại vùng chân răng.

Viêm nướu là tình trạng phần nướu bao quanh răng bị viêm nhiễm và tổn thương, gây đau nhức, khó chịu

Viêm nướu chân răng là giai đoạn khởi phát của viêm nha chu, có thể điều trị dứt điểm trong giai đoạn đầu. Tuy nhiên, nếu không được điều trị kịp thời và đúng các, bệnh lý phát triển theo chiều hướng phức tạp, dễ dẫn tới các biến chứng nha khoa nguy hiểm.

2. Phân loại bệnh viêm nướu răng

Căn cứ vào tình trạng và các giai đoạn của bệnh, viêm nướu răng được chia thành hai thể bệnh là viêm nướu và viêm nha chu.

Viêm nướu

Là giai đoạn đầu của bệnh lý, tình trạng viêm nướu diễn ra ở mức độ nhẹ. Trong giai đoạn này, nướu xuất hiện tình trạng sưng, tấy đỏ nhưng vẫn bám chắc vào răng, tình trạng chảy máu vùng nướu xảy ra dễ dàng hơn dù nướu không gặp phải các tác động mạnh.

Viêm nha chu

Khi viêm nướu không được điều trị kịp thời và chăm sóc thích hợp, bệnh lý chuyển sang thể nặng hơn là viêm nha chu. Lúc này, nướu có tình trạng viêm nhiễm và kích thích cục bộ, các vi khuẩn gây hại trong khoang miệng phát triển mạnh,gây  phá hủy mô mềm và men răng. Lâu dài, nướu bị tụt vào trong, không bám chắc lấy răng, khiến răng trở nên lỏng lẻo. Lúc này, người bệnh có nguy cơ mất răng vĩnh viễn.

3. Yếu tố nguy cơ gây bệnh

Trên thực tế, có ít nhất 500 loài vi khuẩn được xác định là có mặt tại túi nướu quanh răng, tuy nhiên, rất ít trong số đó có khả năng gây ra các bệnh viêm quanh răng. Theo kết quả nghiên cứu, viêm nướu được khởi phát và tiến triển bởi nhóm các loại vi khuẩn kỵ khí, gram âm “cư trú” tại vùng nướu, trong đó, vi khuẩn P. gingivalis được đánh giá là tác nhân chính gây bệnh.

Vậy dưới ảnh hưởng của vi khuẩn P. gingivalis, cơ chế gây viêm nướu răng là gì?

P. gingivalis là vi khuẩn kị khí, có màu nâu hoặc đen, thường đứng thành nhóm trong môi trường thạch máu nuôi cấy, phát triển mạnh khi quá trình vệ sinh răng miệng không được đảm bảo. Vi khuẩn P. gingivalis gây viêm nướu bằng việc tăng sinh các độc tố làm hại mô mềm, gây tiêu xương ổ răng như fimbriae, polysaccharide, men phân hủy protein, chất gây tan huyết,… Trong đó, Gingipains là chất men phân hủy protein đóng vai trò then chốt của việc hình thành và phát triển viêm nướu chân răng. 

Nghiên cứu cho thấy, gingipains làm tăng tích tụ vi khuẩn gây hại tại nướu răng, kích thích hình thành mảng bám, giảm cơ chế “phòng bị” của hệ thống miễn dịch, phá hủy protein và các tế bào miễn dịch, từ đó gây ra tình trạng chảy máu nướu, kích thích nướu. Đây là nguyên nhân trực tiếp làm tăng nguy cơ tổn thương và nhiễm trùng vùng nướu quanh chân răng, gây viêm. Khi tình trạng viêm kéo dài và không được cải thiện kịp, bệnh tiến triển nhanh chóng gây các ảnh hưởng tiêu cực cho răng.

Ngoài ra, người bệnh cũng có thể mắc viêm nướu bởi các yếu tố nguy cơ như sau:

  • Sự thay hormone đối với phụ nữ mang thai: Sự gia tăng đột ngột của hai hormone estrogen và progesterone là nguyên nhân khiến mô nướu của mẹ bầu tăng đáp ứng viêm, nhạy cảm hơn với các vi khuẩn gây hại như P. gingivalis, Actinobacillus actinomycetemcomitans,... Đặc biệt, việc hệ miễn dịch suy giảm trong quá trình mang thai chính là điều kiện tốt nhất khiến các vi khuẩn gây hại nói trên dễ dàng tấn công, làm tổn thương và gây viêm nhiễm cục bộ tới vùng nướu tại chân răng. Ngoài ra, nhu cầu tăng lượng lưu thông máu trong cơ thể của mẹ cũng khiến nướu dễ sưng tấy.

  • Thường xuyên hút thuốc: Theo kết quả nghiên cứu, nguy cơ mắc các bệnh về răng lợi ở người thường xuyên sử dụng thuốc lá cao hơn gấp 5 lần so với người không hút. Các chất độc hại có trong thuốc lá như carbon monoxyd, nicotin, acid cyahuydird,… là yếu tố gây tổn thương các tổ chức mô nướu, mô xương răng, làm suy giảm hệ miễn dịch trong khoang miệng, tăng hình thành cao răng và tích tụ vi khuẩn. Đây được cho là điều kiện thuận lợi cho việc hình thành và phát triển của bệnh viêm nướu răng đối với người bệnh.

  • Ảnh hưởng của một số bệnh lý như tiểu đường, ung thư, HIV,…: Đây là nhóm các bệnh gây suy giảm, khiếm khuyết hệ miễn dịch ở người bệnh và làm tăng nguy cơ nhiễm trùng mô mềm với tính chất cấp tính, tái diễn liên tục. Đây là lý do giải thích cho việc người thuộc nhóm bệnh suy giảm miễn dịch thường có xu hướng mắc các bệnh liên quan đến răng miệng như viêm nướu, viêm nha chu, sâu răng.

  • Tác dụng phụ của một số loại thuốc: Đối với người sử dụng các loại thuốc kháng sinh histamin, thuốc trầm cảm với liều lượng cao thường gặp phải tình trạng giảm tiết nước bọt, gây khô miệng. Người thường xuyên khô miệng có nguy cơ cao mắc viêm nướu, sâu răng do sự tấn công liên tục của vi khuẩn khi thiếu quá trình “tái khoáng hóa” và “bảo vệ” của nước bọt. Việc dùng các loại thuốc làm loãng máu như aspirin, anticoagulants, thuốc ngừa thai, thuốc điều trị huyết áp cũng là yếu tố gây tăng sưng viêm và chảy máu mô nướu.

4. Triệu chứng bệnh lý viêm nướu răng

Nắm được những dấu hiệu nhận biết bệnh viêm nướu là cần thiết và có ý nghĩa lớn trong quá trình điều trị. Dưới đây là các biểu hiện cho thấy bạn có nguy cơ cao bị viêm nướu, gồm:

  •  Nướu sưng tấy đỏ, đau nhức: Sưng nướu răng là dấu hiệu đầu tiên khi bệnh lý khởi phát. Tình trạng này xảy ra do nướu bị viêm nhiễm, kích thích tổn thương dưới sự tấn công của vi khuẩn P. gingivalis cùng một số vi khuẩn gây hại khác. Thường đi kèm các cơn đau nhức, khó chịu cho người bệnh.

  • Chảy máu nướu răng: Vi khuẩn P. gingivalis khi tiết độc tố có khả năng làm tổn thương và phá hủy phần mô nướu quanh chân răng. Nướu trở nên suy yếu và dễ chảy máu dù không chịu phải các tác động mạnh.

  • Hơi thở có mùi khó chịu: Khi bị viêm nhiễm, vi khuẩn tại nướu khó được làm sạch và tiêu diệt, đồng thời tăng nhanh quá trình tích tụ mảng bám, hình thành cao răng. Lâu dài, đây chính là nguyên nhân trực tiếp khiến hơi thở có mùi hôi.

  • Các vấn đề về răng: Khi bị viêm nướu, răng là “đối tượng” tiếp theo bị ảnh hưởng sau lợi. Người bị viêm nướu thường có răng dài hơn do lộ nướu, do đó, răng trở nên nhạy cảm, dễ lung lay.

  • Các triệu chứng khác: xuất hiện các ổ mủ tại nướu răng, đau khi nhai, suốt hiện các cơn đau nhức kéo dài tại nướu,…

Viêm nướu chân răng có thể khiến hơi thở người bệnh xuất hiện mùi hôi khó chịu

5. Viêm nướu răng gây ra những biến chứng gì?

Viêm nướu răng tuy không nguy hiểm, nhưng nếu không được điều trị và xử lý kịp thời, bệnh có nguy cơ dẫn đến nhiều biến chứng gây ảnh hưởng trực tiếp sức khỏe của người bệnh.

Biến chứng thường thấy nhất là quá trình phát triển thành bệnh nha viêm nha chu, gây tổn thương mô xương và cơ, tăng nguy cơ mất răng vĩnh viễn. 

Ngoài ra, các nghiên cứu cho thấy, viêm nướu còn là nguyên nhân “tiền ẩm” làm tăng nguy cơ đột quỵ, đau tim hay các bệnh lý liên quan đến phổi, suy giảm trí nhớ. 

Phụ nữ mang thai bị viêm nướu dễ đẻ non, thai nhi không đủ tiêu chuẩn cân nặng theo tuần tuổi và tăng nguy cơ mắc các bệnh tiểu đường, tim mạch so với bình thường.

6. Điều trị bệnh viêm nướu răng như thế nào

Sự tồn tại “dai dẳng” của vi khuẩn P. gingivalis phía sâu trong các túi nướu là lý do khiến người bệnh thường xuyên gặp phải tình trạng viêm nướu kéo dài và dễ tái phát. Chính vì vậy, các liệu pháp điều trị viêm nướu răng đều dựa trên việc kiểm soát và hạn chế sự sự ảnh hưởng của các vi khuẩn gây hại tại khoang miệng, gồm có:

Điều trị cơ học

Loại bỏ mảng bám, cao răng gây kích thích tại vùng sưng tấy hoặc toàn bộ hà nhằm hạn chế sự tích tụ của vi khuẩn gây hại

Khi viêm nướu răng do mọc răng khôn gây ra, bác sĩ sẽ tiến hành loại bỏ răng khôn.

Loại bỏ cao răng, mảng bám là giải pháp hiệu quả giúp giảm kích thích và tình trạng viêm nướu

Sử dụng thuốc kháng sinh

Khi người bệnh có tình trạng viêm nướu nhẹ kèm các cơn đau, bác sĩ có thể chỉ định kê toa thuốc kháng sinh chuyên dụng giúp diệt khuẩn tại bề mặt nướu và các tổ chức răng. Thuốc giảm đau có thể được sử dụng đi kèm trong đơn thuốc.

Đặt các chất kháng khuẩn tại các túi nướu nhằm ức chế sự hoạt động của vi khuẩn gây kích thích nướu, hạn chế sự tích tụ mảng bám tại vùng nướu quanh chân răng.

Phẫu thuật

Với trường hợp bệnh lý ở mức độ nặng, gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe răng miệng và các mô mềm, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh thực hiện các phẫu thuật nha khoa loại bỏ phần lợi bị tổn thương hoặc ghép vạt nướu.

Ngoài ra, nếu bạn gặp phải tình trạng sưng nướu răng ở mức độ tương đối nhẹ, bạn cũng có thể áp dụng các mẹo dân gian nhằm hạn chế các cơn đau nhức, tấy đỏ như dùng nước vôi, nước ép bưởi, mật ong, tỏi,…

7. Phòng ngừa và chăm sóc sau điều trị viêm nướu răng

Suy cho cùng mọi tác nhân gây viêm nướu đều "hoạ từ miệng mà ra". Nguyên nhân viêm nướu đều xuất phát từ các thói quen ăn uống, sinh hoạt không đúng cách mà thành. Vì thế, để có bộ nướu chắc khoẻ và thơm tho, mọi người cần có một lối sống sinh hoạt khoa học, lành mạnh như sau:

  • Thay đổi thói quen chăm sóc, vệ sinh răng miệng: Đánh răng ít nhất 2 lần/ngày với bàn chải có lông mềm, chải nhẹ nhàng. Sau khi đánh răng nên sử dụng nước súc miệng để làm sạch triệt để.

  • Sử dụng chỉ nha khoa thay vì tăm xỉa răng để làm sạch thức ăn và hạn chế nguy cơ gây tổn thương nướu.

  • Thường xuyên bổ sung vitamin A, C nhằm giúp nướu chắc khỏe thông qua các loại thực phẩm, hoa quả sạch như súp lơ, xanh, rau cải xanh,…

  • Uống ít nhất 2 - 2.5 lít nước/ngày ngày giảm tình trạng khô miệng.

  • Hạn chế thói quen sử dụng thuốc lá, chất kích thích, các loại đồ ngọt như bánh, kẹo, nước ngọt,…

  • Thường xuyên loại bỏ cao răng nhằm hạn chế sự phát triển của vi khuẩn.

  • Thăm khám sức khỏe răng miệng định kỳ, tối thiểu là 2 lần/năm.

Sử dụng nước súc miệng hoặc nước sát khuẩn giúp làm giảm sự phát triển của vi khuẩn gây hại, tăng độ bền chắc của nướu

Sớm nhận biết các triệu chứng của viêm nướu răng là cách tốt nhất giúp phòng ngừa và điều trị bệnh hiệu quả. Ngay khi gặp các vấn đề bất thường về nướu răng, bạn nên chủ động thăm khám nhằm tránh các biến chứng tiêu cực đối với sức khỏe. Ngoài ra, đừng quên theo dõi các bài viết tiếp theo của chúng tôi để trang bị thêm cho mình những kiến thức hữu ích về sức khỏe răng miệng mỗi ngày nhé!

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
199.000đ

4 lý do nên dùng Thảo Dược Yên Tử trị bệnh răng miệng

  • Cao Kỳ Chàm Cho hiệu quả nhanh
  • Sở Y Tế cấp phép
  • Nguyên liệu Thảo dược, an toàn cho bà bầu, trẻ nhỏ.
  • Dễ Dùng Tiện Dụng, Chỉ Bằng Cách Súc Miệng Từ 5-10 Phút
  • Thông tin bài thuốc

Đặt mua thuốc Thảo Dược Yên Tử

Nhận thuộc thanh toán tại nhà.
Chúng tôi có hơn 60 đại lý trên toàn quốc, đảm bảo gửi thuốc nhanh nhất cho bạn

    • Tags: