Mang thai là thời điểm thiêng liêng, là giai đoạn quan trọng mà mỗi người phụ nữ đều trải qua. Ngoài việc ốm nghén ba tháng đầu thai kỳ khiến bà bầu mệt mỏi, tâm trạng không ổn định thì bà bầu còn có thể mắc chứng hôi miệng. Vậy bà bầu bị hôi miệng phải làm sao? Một số bài thuốc trị hôi miệng tại nhà sẽ được hướng dẫn mẹ bầu qua bài viết dưới đây.
1 Nguyên nhân khiến bà bầu bị hôi miệng
1.1 Sự thay đổi các hormone
Khi mang thai, hormone trong cơ thể người phụ nữ thay đổi làm suy giảm miễn dịch, khiến vi khuẩn cơ hội tấn công ngay vào nướu, lợi tạo ra các bệnh viêm nướu, chảy máu chân răng,... Theo đó, mùi hôi trong khoang miệng xuất hiện và dần nặng mùi hơn nếu không được chữa trị kịp thời. Tạo nên sự tự ti khi giao tiếp, sự ái ngại của những người xung quanh.
Xem thêm: Phụ nữ mang thai đau nhức răng phải làm sao.
1.2 Khô miệng
Khô miệng khi mang thai cũng là nhân gây nên chứng hôi miệng ở bà bầu. Tuy không làm ảnh hưởng hay gây biến chứng trực tiếp đến sức khỏe nhưng lại khiến bà bầu rơi vào tình trạng chán ăn. Việc này sẽ làm giảm sự hấp thu dinh dưỡng cho cả mẹ và bé.
Khô miệng còn khiến cho răng dễ bị sâu, khi đó, vi khuẩn gây hôi miệng hoạt động còn mạnh hơn, gây nên tình trạng khó mở miệng khi nhai, sưng họng, viêm lợi, có khi bị sốt nhẹ,... lúc này bà bầu cần lưu ý đến bệnh viêm tuyến nước bọt. Nếu để lâu có thể gây áp xe tuyến nước bọt nguy hiểm cho bà bầu.
1.3 Chế độ ăn uống
Trong thời kỳ thai nghén, bà bầu rất hay dị ứng với các loại đồ ăn dầu mỡ, đồ ăn nhanh, không chỉ gây khó khăn trong tiêu hóa mà còn gây hôi miệng cho bà bầu. Sau khi ăn, không vệ sinh răng miệng kỹ, những vụn thức ăn và mảng bám trong răng sẽ là nơi cho vi khuẩn trú nghị, sinh sôi gây ra mùi hôi khó chịu cho miệng.
Chế độ ăn uống không hợp lý là nguyên nhân gây hôi miệng ở bà bầu
1.4 Tăng thân nhiệt
Tăng thân nhiệt cũng là nguyên nhân hôi miệng mà bà bầu ít khi phát hiện ra. Sự thay đổi hormone trong cơ thể phụ nữ là nguyên nhân khiến tăng thân nhiệt khi mang thai.
1.5 Trào ngược dạ dày
Những tuần đầu tiên của thai kỳ, bà bầu rất hay gặp tình trạng ốm nghén gây nên những triệu chứng nôn trớ khó chịu. Lúc này, cùng với sự lớn dần lên của bào thai khiến bà bầu gặp khó khăn khi tiêu hóa. Tình trạng trào ngược dạ dày dần hình thành mang theo hàng loạt vi khuẩn có hại, những thức ăn tiêu hóa dở kèm dịch vị dạ dày liên tục bị đẩy trên theo đường thực quản gây nên chứng hôi miệng ở bà bầu.
2 Bà bầu nên lưu ý gì khi bị hôi miệng
2.1 Bà bầu bị hôi miệng nên ăn gì?
Bà bầu mắc chứng hôi miệng nên ăn những loại thực phẩm như:
-
Trái cây, rau củ xanh: cam, táo, đu đủ, rau má, cà chua, cà rốt,...
-
Các loại thực phẩm giàu vitamin C: dâu tây, cải xoăn, súp lơ, dứa,...
-
Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày.
-
Uống thêm các loại trà thảo mộc, trà xanh.
2.2 Bà bầu bị hôi miệng không nên ăn gì?
Mẹ bầu bị hôi miệng nên tránh xa các loại thực phẩm như:
-
Thực phẩm nhiều cacbonhydrat như yến, sake, khoai tây, khoai môn,...
-
Các loại thịt đỏ như thịt bê, thịt thỏ, thịt bò, thịt cừu,...
-
Cá có mùi tanh nặng.
-
Thức ăn nhanh cay nóng, nhiều dầu mỡ, các loại bánh kẹo nhiều đường, đồ ăn vặt.
-
Thực phẩm lên men muối chua như củ cải muối, dưa muối, hành muối,...
-
Các loại rau củ quả nặng mùi như sầu riêng, mít, su hảo,...
Bà bầu nên tránh một số loại thực phẩm gây hôi miệng
2.3 Khi nào cần gặp bác sĩ?
Phụ nữ có thai bị hôi miệng cần đến gặp bác sĩ ngay nếu có các biểu hiện :
-
Răng, nướu bị đau, răng lung lay
-
Trong miệng có cảm giác nóng rát, phồng rộp nhiều.
-
Xuất hiện mủ dưới chân răng, chảy máu chân răng.
-
Trong miệng xuất hiện mùi lạ, nặng mùi kim loại.
3 Bài thuốc dân gian trị hôi miệng
Uống nước chanh mật ong có thể phòng tránh chứng hôi miệng ở bà bầu.
Bà bầu khi mắc chứng hôi miệng nên sử dụng các bài thuốc dân gian trị hôi miệng để làm giảm mùi hôi khó chịu. Đặc biệt, những bài thuốc này đều sử dụng từ các loại lá, cây tự nhiên, dễ tìm kiếm và sử dụng ngay tại nhà được. Một số bài thuốc có thể điểm tên như:
3.1 Trị hôi miệng cho bà bầu bằng lá mùi tàu.
Bằng cách này, bà bầu lấy 1 nắm lá mùi tàu nấu cùng nước thu được hỗn hợp đặc, lọc lấy nước để súc miệng hàng ngày. Mỗi lần ngậm trong miệng 3 đến 5 phút để loại bỏ đi mùi hôi miệng và vi khuẩn gây hại.
Xem thêm: Viêm nha chu ở phụ nữ có thai ảnh hưởng như thế nào.
3.2 Dùng cây thì là trị hôi miệng
Bà bầu rửa sạch, để khô, sau đó lấy lá nhai từ từ. Với đặc tính kháng khuẩn sẵn có trong tì là sẽ giúp ngăn chặn hơi thở có mùi hôi hiệu quả.
3.3 Trị hôi miệng tại nhà bằng chanh
Với cách này, hàng ngày bà bầu dùng chanh pha cùng nước ấm, cho thêm 2 thìa mật ong rồi uống. Hơi thở sẽ thơm mát hơn nhờ tinh dầu và các chất diệt khuẩn có trong hỗn hợp chanh - mật ong.
Cách phòng và điều trị hôi miệng hiệu quả
Chải răng, cạo lưỡi hàng ngày
Việc làm sạch răng miệng sau ăn, hàng ngày là điều cần thiết để trị bệnh hôi miệng không chỉ ở bà bầu mà còn ở mọi đối tượng. Sau khi ăn xong, nếu không vệ sinh sạch sẽ, thức ăn vụn còn lại sẽ bám vào kẽ răng, lợi, lưỡi. Chính vì thế, cần:
-
Dùng chỉ nha khoa làm sạch kẽ răng sau khi ăn.
-
Dùng dụng cụ cạo sạch mảng bám trên lưỡi.
-
Đánh răng ít nhất 2 lần mỗi ngày, tốt nhất là sau ăn sáng và trước khi đi ngủ.
Sử dụng nước súc miệng sát khuẩn
Nếu chỉ đánh răng thì chưa đủ, mà cần sử dụng nước súc miệng diệt khuẩn chuyên dụng để làm sạch mọi ngóc ngách trong khoang miệng. Có rất nhiều loại nước súc miệng trị hôi miệng trên thị trường, tuy nhiên với mùi khá nồng, vị cay nên bà bầu sẽ không thích ứng được nhất là trong giai đoạn ốm nghén.
Thảo dược Yên Tử trị dứt điểm chứng hôi miệng ở bà bầu chỉ sau 1 liệu trình.
Nước súc miệng thảo dược Yên Tử với thành phần hoàn toàn tự nhiên, được bào chế từ các loại dược liệu dưới chân núi Yên Tử theo phương pháp bí truyền của người dân tộc Dao, phù hợp với mọi đối tượng, an toàn cho bà bầu và trẻ nhỏ. Theo khuyến cáo, sử dụng thảo dược Yên Tử súc miệng 2 đến 3 lần mỗi ngày sẽ trị dứt điểm chứng hôi miệng ở bà bầu chỉ sau 1 liệu trình. Đặt hàng thông qua 0899 570 999 hoặc trực tiếp tại website.
Chứng hôi miệng ở bà bầu thường gây nên nỗi lo lắng, mất tự tin khi giao tiếp. Lâu dần, ảnh hưởng đến tâm lý và sự phát triển của thai nhi. Chính vì vậy, cần lưu ý thăm khám bác sĩ định kỳ để phát hiện sớm nguy cơ mắc các bệnh răng miệng khác.