Top 15 cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả và an toàn

Thảo dược Yên Tử
26/07/2023

Cách chữa đau răng tại nhà nào đơn giản mà hiệu quả? Khi chuyển biến nặng thì nên áp dụng cách chữa đau răng như thế nào? Bài viết sau đây sẽ chia sẻ các cách chữa đau răng nhanh nhất đã được khoa học và thực tế kiểm chứng và chứng minh.

Do thói quen ăn uống, sinh hoạt chưa đúng cách khiến bệnh đau nhức răng miệng ngày càng trở nên phổ biến trong xã hội bây giờ. Theo thống kê, có đến 90% người Việt mắc bệnh răng miệng. Cơn đau răng có thể tự phát sinh hoặc do yếu tố nào đó kích thích dẫn tới đau âm ỉ, ê buốt hoặc đau dữ dội. Cơn đau có thể kéo dài hoặc xuất hiện từng cơn.

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, tác nhân chính gây nên bênh sâu răng và dẫn tới các cơn đau nhức là do Vi khuẩn S. Mutans (Streptococcus Mutans).

Chúng thường tồn tại trong khoang miệng, ở các mảng bám và trên bề mặt răng. Khi độ pH giảm xuống < 5.0 pH và liên tục giảm do vi khuẩn lên men Carbohydrate, thành phần có trong thức ăn thừa tạo ra Acid Lactic sẽ dẫn đến sự khử khoáng trên bề mặt răng, làm mất vôi ở các mô cứng của răng, lâu dần sẽ hình thành các lỗ sâu trên răng.

Các lỗ trên không thể tái khoáng và men răng sẽ ngày càng bị ăn mòn cho đến lớp ngà răng. Ngà răng chứa các tế bào sống, nên khi bị kích thích sẽ bắt đầu tạo ra cảm giác đau nhức răng. Tiếp đó, lỗ sâu ăn mòn đến tủy răng, bệnh nhân sẽ bị đau buốt từng cơn.

Đau răng là bệnh phổ biến trong xã hội hiện nay.

1. Cách chữa đau răng tại nhà bằng các phương pháp dân gian

Có nhiều cách chữa đau răng, trong đó cách chữa theo dân gian được nhiều người lựa chọn vì đơn giản và có thể thực hiện ngay tại nhà. Dưới đây là 1 số cách chữa đau răng tại nhà hiệu quả mà bạn có thể áp dụng ngay.

1.1. Cách chữa đau răng bằng lá trầu không

Theo nghiên cứu, lá trầu không có vị cay, tính ấm, khử mùi, diệt khuẩn tốt đồng thời chứa nhiều tinh dầu và có đặc tính kháng sinh mạnh, giúp diệt khuẩn, diệt nấm, gây ức chế nhiều chủng vi khuẩn như tụ cầu khuẩn, trực khuẩn Coli, phế cầu khuẩn.

Chính vì vậy, dùng trầu không là cách chữa đau răng nhanh nhất. Không chỉ vậy, lá trầu không còn chứa nhiều nước, muối khoáng, protein, chất xơ, carbohydrate và nhiều loại khoáng chất như kẽm, canxi,… có tác dụng giúp răng chắc khỏe hơn. 

Cách chữa bệnh đau răng bằng phương pháp súc miệng với nước lá trầu không: Lấy khoảng 10 lá trầu không, rửa sạch, cắt nhỏ rồi đem đun sôi cùng với một bát nước lọc trong vòng 20 phút. Sau đó, lọc lấy nước cốt lá trầu không, dùng để súc miệng hàng ngày. Hãy nhớ, mỗi lần ngậm nước cốt từ 5-10 phút rồi mới súc miệng lại cho sạch, thực hiện 3 lần/ngày và kiên trì liên tục 7-10 ngày để chữa bệnh sâu răng hiệu quả hơn.

1.2. Cách chữa đau răng bằng lá lốt

Không phải ngẫu nhiên mà lá lốt lại được sử dụng như một cách chữa đau răng, sâu răng thần kì. Trong lá và thân của loại cây này có chứa hàm lượng lớn chất beta-caryophylen – một loại ancaloit có tác dụng giảm đau hiệu quả.

Lá lốt là cách chữa đau răng nhanh nhất trong những trường hợp như nhức răng do sâu răng; do viêm nhiễm vùng nướu, lợi; do mọc răng khôn. Đặc biệt, phụ nữ mang thai khi bị nhức răng có thể chữa nhức răng bằng lá lốt cũng là cách hiệu quả và an toàn nhất.

Cách chữa đau răng sâu bằng lá lốt có hiệu quả và an toàn.

Chuẩn bị một nắm lá lốt, rửa sạch, rồi giã cùng với một ít muối và nước. Sau đó lọc lấy nước cốt dùng súc miệng nhiều lần trong ngày, đặc biệt khi bạn thấy đau nhức răng, sẽ có tác dụng giảm đau nhanh chóng. Lưu ý, ngậm trong vòng 4-5 phút để đạt hiệu quả tối đa.

1.3. Cách chữa đau răng bằng lá ổi

Cách chữa bệnh đau răng tại nhà bằng lá ổi rất tốt. Trong lá ổi có chứa các chất như alpha-limonene, beta-sitosterol, flavonoid, axit guajava lic, hợp chất astringents, giàu vitamin cùng tinh dầu thơm… được đánh giá là có lợi cho sức khỏe mà còn có hàm lượng rất lớn tannin, chất này có khả năng cực tốt trong việc khắc phục răng sâu, viêm lợi.

Bạn lấy từ 5 – 7 lá ổi non, rửa sạch rồi nhai trực tiếp phần lá ổi thành bã nhỏ, sau đó dùng lưỡi đẩy phần bã tới vùng răng sâu. Tiếp theo, hãy giữ nguyên như vậy khoảng 10 phút rồi nhổ bỏ bã và súc miệng lại thật sạch với nước. Lưu ý, cố gắng kiên trì thực hiện mỗi ngày trong khoảng 2 tuần.

Ngoài ra, khi cho lá ổi kết hợp với muối biển sẽ tạo nên hỗn hợp thần kỳ, có tính kháng khuẩn, chống viêm cực kỳ tốt. Đây cũng là một cách chữa đau răng tại nhà rất đơn giản.

Sử dụng 5 - 7 lá ổi, rửa sạch, bỏ vào cối giã nát cùng một ít muối trắng và nước. Sau đó, bạn lọc lấy hỗn hợp dung dịch trên, dùng tăm bông thấm hỗn hợp vào chỗ răng sâu để phát huy tác dụng. Bạn để nguyên khoảng 15 phút rồi súc miệng lại với nước sạch, nhớ thực hiện đều đặn mỗi ngày, cũng là cách chữa đau nhức răng nhanh hơn, hiệu quả hơn.

2. Cách chữa đau răng nhanh nhất bằng thuốc

Các cách chữa đau răng tại nhà trên thường áp dụng cho tình trạng đau nhức ở mức độ nhẹ. Tuy nhiên, nếu bạn gặp những cơn đau dữ dội và không có dấu hiệu thuyên giảm, ảnh hưởng tới việc ăn uống và sinh hoạt thì cần sử dụng những loại thuốc đặc trị chữa đau răng theo chỉ định và lời khuyên của các bác sĩ nha khoa.

2.1. Thảo dược Yên Tử

Trong thành phần của thảo dược súc miệng Yên Tử có chứa hoạt chất có tính tiêu viêm, kháng khuẩn cực mạnh. Khi súc miệng, hoạt chất này sẽ thấm vào từng ngóc ngách trong khoang miệng, từng kẽ chân răng và lỗ sâu răng giúp tiêu diệt tất cả các loại vi khuẩn gây sâu răng, viêm lợi... đem đến hàm răng chắc khỏe và hơi thở thơm mát.

Thảo dược Yên Tử giúp khỏi đau răng chỉ sau 2-5 ngày sử dụng.

Sử dụng sau khi đánh răng, hãy nhớ ngậm trong khoang miệng từ 5-10 phút, mỗi ngày 2-3 lần, mỗi lần khoảng 10ml để đạt được hiệu quả trị bệnh sâu răng tốt nhất.

Những ưu điểm vượt trội khiến Thảo dược Yên Tử trở thành một cách chữa trị đau răng hiệu quả, tác dụng nhan:

  • Chỉ kiểm soát các tác nhân gây bệnh, không gây ảnh hưởng tới hệ vi khuẩn bình thường của cơ thể hay tác dụng phụ như thuốc kháng sinh;

  • Tác dụng nhanh, làm dịu cơn đau ngay từ lần sử dụng đầu tiên, thường khỏi bệnh nếu kiên trì sử dụng từ 2-5 ngày;

  • Đảm bảo an toàn khi sử dụng với chiết xuất 100% từ thiên nhiên, không có tác dụng phụ, phù hợp với mọi đối tượng kể cả trẻ em và phụ nữ mang thai;

  • Tiện lợi với chai 250ml, thiết kế nhỏ gọn, sạch sẽ, dễ mang theo bên người;

2.2. Thuốc giảm đau

Khi cơn đau răng dữ dội, bạn có thể sử dụng một số loại thuốc giảm đau có chứa thành phần paracetamol hoặc aspirin thường có sẵn trong tủ thuốc của gia đình, có tác dụng làm dịu cơn đau tức thời và kháng viêm hiệu quả như:

  • Efferalgan 500mg có tác dụng giúp làm giảm đau đầu, đau lưng, đau răng và hạ sốt

  • Alaxan® giúp giảm các triệu chứng đau do đau đầu, đau răng, đau bụng kinh, đau sau khi tiểu phẫu nhẹ.

  • Aspirin thuộc nhóm thuốc chống viêm non-steroid có tác dụng giảm đau răng nhanh và hiệu quả.

2.3. Thuốc kháng sinh

Một trong những cách chữa đau răng sâu tiện lợi và nhanh chóng nhất là sử dụng thuốc kháng sinh. Nhiều loại thuốc kháng sinh có tác dụng ức chế và tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh nói riêng  thường được các nha sĩ đề xuất như:

  • Cephalosporin được chỉ định cho sự dự phòng và điều trị bệnh nhiễm trùng gây ra bởi vi khuẩn Gram-dương và Gram-âm.

  • Quinolon thường được áp dụng để điều trị nhiễm khuẩn.

  • Imipenem thuộc nhóm thuốc trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, kháng virus, kháng nấm chứa hoạt chất chính Imipenem.

  • Dorogyne (Dorogyne và Dorogyne-F): chứa thành phần spyramycin có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm cho răng miệng, thuộc nhóm thuốc kháng sinh.

  • Rodogyl: thuốc chứa thành phần Metronidazol giúp điều trị bệnh nhiễm trùng do răng miệng và phòng tránh nhiễm khuẩn răng miệng sau phẫu thuật.

Đối với một số loại kháng sinh họ beta-lactam khi được kết hợp với metronidazol có thể giúp tiêu diệt vi khuẩn kỵ khí và ái khí một cách vô cùng hiệu quả. Cần lưu ý không uống rượu, bia trong 72 giờ khi dùng thuốc.

Thuốc kháng sinh là cách chữa bệnh đau răng có hiệu quả tức thời.

Ngoài các loại thuốc nêu trên, còn có một số loại thuốc dạng bôi, chấm có thành phần làm từ tinh dầu như Dentanalgi và Dentoxit là một trong những cách chữa đau răng sâu hiệu quả, giúp cơn đau sẽ dịu đi nhanh chóng. Cần lưu ý khi sử dụng cho trẻ nhỏ và nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.

Tuy nhiên, nếu sử dụng thuốc kháng sinh để trị đau răng sẽ khiến tiêu diệt toàn bộ hệ vi khuẩn trong khoang miệng, bao gồm cả vi khuẩn có lợi. Đặc biệt, thuốc thường đi kèm các tác dụng phụ, có thể gây ảnh hưởng đến chức năng gan, thận, đồng thời tăng nguy cơ kháng thuốc nếu lạm dụng nhiều.

3. Cách chữa trị đau răng bằng thủ thuật nha khoa

Nếu bạn đã áp dụng hết những cách làm trên nhưng những cơn đau không hề thuyên giảm mà có dấu hiệu bị nặng hơn thì ngay lập tức bạn nên tới các cơ sở nha khoa uy tín để được khám, tư vấn các cách chữa đau răng bằng thủ thuật nha khoa. Tuy nhiên, điều trị đau răng bằng thủ thuật đa khoa mặc dù hiệu quả và trị dứt điểm nhưng lại khá tốn kém.

3.1. Lấy cao răng

Những mảng bám cao răng được tích tụ và bị vôi hóa bởi các hợp chất muối vô cơ trong nước bọt và cặn mềm chính là nguyên nhân chính gây bệnh viêm nướu răng (hay viêm lợi) là một trong những nguyên nhân phổ biến gây đau răng nếu không được vệ sinh đúng cách và chăm sóc kịp thời.

Để điều trị, bác sĩ sẽ chỉ định lấy cao răng để loại bỏ những tạp chất xấu trên, sau đó là uống thuốc tại nhà giúp răng miệng sạch sẽ và khỏe mạnh hơn.

Lấy cao răng là cách chữa đau răng có thể loại bỏ được nơi trú ngụ của vi khuẩn.

3.2. Hàn - Trám răng

Hàn - trám răng là một cách chữa đau răng phổ biến, giúp bổ sung một phần của răng bị mất do nhiều nguyên nhân gây nên như sâu răng, sứt răng… từ đó bảo vệ răng khỏi vi khuẩn xâm nhập.

Sử dụng dụng cụ y khoa để lấy mô răng sâu ra ngoài, sau đó trám bít bằng vật liệu composite hoặc amalgam. Cách chữa sâu răng này chỉ hiệu quả khi lỗ sâu chưa phát triển mạnh.

3.3. Điều trị nội nha

Điều trị nội nha hay còn gọi là chữa tủy răng là một trong những cách chữa đau răng hiệu quả. Một khi răng bị tổn thương, bị sâu tới mức nứt vỡ, lan tới tủy gây viêm tủy và không thể hồi phục khiến răng bạn không ngừng đau buốt thì cách trị nhức răng triệt để nhất là lấy tủy, nạo sạch mô răng bị viêm nhiễm, sâu bệnh. Sau đó chúng ta mới tiến hành trám nhằm bít lại lỗ hổng để phòng ngừa vi khuẩn trở lại sinh sôi.

3.4. Phục hình răng

Đây kỹ thuật khôi phục lại hình thể của răng bị tổn thương nhằm tái tạo lại thẩm mỹ và chức năng ăn nhai của răng. Khi răng bị tổn thương, hư hỏng như gãy vỡ, sứt mẻ…hoặc bị mắc bệnh lý răng miệng cần phục hình để bảo vệ răng đảm bảo chức năng ăn nhai và thẩm mỹ như sâu răng, viêm tủy, mòn men răng, thiểu sản men răng…, bác sĩ sẽ tiến hành phục hình răng nhằm phục hồi lại các răng bị sâu, bể, đổi màu. Một số phương pháp phục hình răng đang được áp dụng phổ biến như bọc răng sứ, bọc răng vàng….

3.5. Nhổ răng

Cách chữa đau răng này sẽ được áp dụng trong trường hợp đau răng khôn tái phát nhiều lần hoặc răng bị sâu nặng, lung lay, tới mức các tổn thương về răng không thể khắc phục bằng những cách trên thì chúng ta cần tiến hành nhổ răng.

Nhổ răng là phương pháp cuối cùng để trị răng sâu.

Tuy nhiên, cách chữa trị đau răng này này có thể để lại một khoảng trống khiến cho các răng khác bị dịch chuyển, xô lệch vì vậy cần trồng răng giả để đảm bảo thẩm mỹ và chức năng nhai.

4. Chăm sóc vệ sinh răng miệng đúng cách

Bạn và gia đình có chắc chắn là đã biết cách chăm sóc vệ sinh răng miệng chuẩn? Đây là một hoạt động quan trọng để tránh những bệnh về răng miệng. Đừng lo, chúng tôi sẽ đưa ra cho bạn những cách thức cực kỳ đơn giản để phòng tránh đau răng và có một hàm răng khỏe đẹp.

4.1. Chải răng và vệ sinh răng đúng cách

  • Lựa chọn bàn chải đánh răng có lông mềm, hoặc theo sự giới thiệu của bác sĩ. Nhớ thay bàn chải định kì 2-3 tháng/lần.

  • Sử dụng kem đánh răng có chứa chất Fluoride theo từng độ tuổi. Fluoride còn có công dụng tái khoáng hóa men răng, giúp làm lành các vết nứt cực nhỏ trên bề mặt răng, ngăn chặn các cơn ê buốt từ đó men răng của bạn sẽ được tăng cường, ngăn ngừa sâu răng.

  • Hãy đánh răng nhẹ nhàng theo vòng tròn, cả mặt trong, mặt ngoài của răng và lưỡi và dọc theo đường nướu răng.

  • Sử dụng chỉ nha khoa 1-2 lần/ngày.

Chăm sóc răng miệng đúng cách là cách chữa bệnh đau răng sâu tận gốc.

4.2. Sử dụng nước súc miệng đúng cách

  • Nên ưu tiên các loại nước súc miệng có nguồn gốc thành phần từ thiên nhiên, vừa giúp ngăn ngừa sâu răng lại tuyệt đối an toàn cho cả trẻ nhỏ và bà bầu (bạn có thể tham khảo thảo sản phẩm dược Yên Tử).

  • Không nên ăn sau khi súc miệng ít nhất 30 phút.

4.3. Chế độ ăn uống khoa học, hợp lý

  • Tránh ăn nhiều đồ ngọt

  • Hạn chế nước có ga và các chất kích thích gây ảnh hưởng xấu tới răng miệng

4.4. Khám răng định kỳ

  • Lấy cao răng thường xuyên, trung bình 3-6 tháng/lần

  • Khám răng miệng theo hướng dẫn của nha sĩ, định kỳ 6 tháng/lần

Với những cách chữa đau răng và những kiến thức về chăm sóc răng miệng trên đây, chúng tôi hy vọng sẽ giúp bạn luôn có một hàm răng chắc khỏe và đẹp đẽ. Đồng thời, với những người đang gặp vấn đề về bệnh răng miệng sẽ sớm dứt điểm được những cơn đau nhức.

Đọc tiếp: Thuốc giảm đau răng nhanh chóng, hiệu quả, an toàn hiện nay

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
199.000đ

4 lý do nên dùng Thảo Dược Yên Tử trị bệnh răng miệng

  • Cao Kỳ Chàm Cho hiệu quả nhanh
  • Sở Y Tế cấp phép
  • Nguyên liệu Thảo dược, an toàn cho bà bầu, trẻ nhỏ.
  • Dễ Dùng Tiện Dụng, Chỉ Bằng Cách Súc Miệng Từ 5-10 Phút
  • Thông tin bài thuốc

Đặt mua thuốc Thảo Dược Yên Tử

Nhận thuộc thanh toán tại nhà.
Chúng tôi có hơn 60 đại lý trên toàn quốc, đảm bảo gửi thuốc nhanh nhất cho bạn

    • Tags: