Nguyên nhân viêm lợi: Nhận biết 5 nhóm nguyên nhân gây viêm lợi 

Thảo dược Yên Tử
26/07/2023

Vì sao lợi bị sưng? Nguyên nhân gây viêm lợi là gì? Tìm hiểu ngay 5 nhóm nguyên nhân viêm lợi để có biện pháp điều trị đúng.

Khi nhận biết được nguyên nhân viêm lợi, bạn vừa có thể phòng ngừa được nguy cơ mắc bệnh vừa tránh được những triệu chứng đau nhức khó chịu gây ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như sinh hoạt hàng ngày. Nguyên nhân sưng lợi cũng là cơ sở để điều trị bệnh hiệu quả và triệt để. 

Viêm lợi nếu không điều trị kịp thời sẽ dẫn đến viêm nha chu, thậm chí mất răng. Nhưng rất may, bạn hoàn toàn có thể phòng tránh được khi biết và hiểu rõ nguyên nhân viêm lợi. Dưới đây là một số nguyên nhân gây viêm lợi bạn cần lưu ý. 

1. Viêm lợi do mảng bám (cao răng)

Các mảng bám quanh răng là nguyên nhân chủ yếu gây nên bệnh viêm lợi

Nguyên nhân viêm lợi hàng đầu chính là sự tích tụ mảng bám (cao răng) từ vụn thức ăn. Khi các mảng bám không được làm sạch thường xuyên, vi khuẩn sẽ sinh sôi nảy nở và sản sinh ra các enzym có khả năng phá hủy sự liên kết giữa các biểu mô nối nướu và răng. Từ đó gây ra viêm lợi (viêm nướu). 

Hàng ngày, nếu bạn “lười” vệ sinh răng miệng hoặc chải răng, sử dụng chỉ nha khoa không đúng cách, bạn sẽ phải trả giá bằng sức khỏe răng miệng của mình. Vậy nên, hãy học cách đánh răng đúng cách để có thể loại bỏ được toàn bộ vụn thức ăn, tránh để mảng bám hình thành trong khoang miệng, nhất là phần kẽ răng và phần cổ răng tiếp giáp với bờ lợi. 

Các thành phần có trong thảo dược Yên Tử sẽ giúp bạn loại bỏ các vi khuẩn gây viêm lợi - khỏi bệnh sau từ 1-5 ngày sử dụng

Bên cạnh việc chải răng 02 lần/ngày, sử dụng chỉ nha khoa, lấy cao răng định kỳ,... bạn có thể sử dụng thảo dược Yên Tử để súc miệng 2 - 3 lần/ngày, mỗi lần 10ml. Khi súc miệng, hoạt chất có tính tiêu viêm, kháng khuẩn cực mạnh như Hexetidin, Chlorhexidine, Zin gluconat,... trong dung dịch sẽ thấm vào từng ngóc ngách trong khoang miệng để loại bỏ mảng bám - nguyên nhân sưng lợi, ngăn ngừa các vi khuẩn phát triển, từ đó giúp răng thêm chắc khỏe, bảo vệ nướu lợi những tác nhân gây bệnh. Hãy gọi đến Hotline: 0899.570.999 để đặt ngay 1 chai Thảo dược Yên Tử với giá 199,000đ ngay nhé!

Xem thêm: 

6 cách chữa viêm lợi an toàn, hiệu quả triệt để nhất

Top 10 thuốc chữa viêm lợi hiệu quả nhanh chóng

2. Viêm lợi do di truyền

Theo thống kê của của Tổ chức Nha Khoa thế giới, có đến 30% trường hợp viêm lợi là do di truyền. 

Răng khấp khểnh khiến việc vệ sinh khó khăn hơn tạo điều kiện cho mảng bám hình thành

Thực tế, viêm lợi không phải bệnh di truyền. Tuy nhiên, các yếu tố răng miệng như chất men răng, hình thái răng,... lại di truyền. Và các yếu tố này đều có liên quan đến nguyên nhân viêm lợi. Chẳng hạn, khi mắc chứng giảm tiết nước bọt, độ pH trong khoang miệng sẽ bị ảnh hưởng, từ đó tạo điều kiện cho vi khuẩn dễ dàng tấn công gây viêm lợi. Bên cạnh đó, thiếu nước bọt cũng khiến việc việc rửa trôi các mảng vụn thức ăn sẽ trở nên khó khăn hơn. Cho nên, dù bạn có vệ sinh răng miệng tốt đến đâu đi chăng nữa thì vẫn sẽ có nguy cơ mắc bệnh viêm lợi cao hơn người bình thường. 

3. Viêm lợi do một số bệnh lý

  • Tiểu đường: Là một trong những nguyên nhân viêm lợi thường gặp. Ở những người mắc bệnh này, lợi thường yếu, dễ chảy máu và nhiễm khuẩn hơn người bình thường. Nguyên nhân là do lượng đường trong máu cao gây chít hẹp các mạch máu, làm giảm lưu lượng máu đến nuôi dưỡng nướu răng. Thêm nữa, khi mắc tiểu đường, sức đề kháng của người bệnh bị suy yếu làm tăng nguy cơ nhiễm trùng răng lợi. 

  • Loãng xương: Các thống kê cho thấy, những người bị loãng xương có nguy cơ bị mất răng cao gấp ba lần so với những người bình thường. Loãng xương có thể khiến cho phần xương hỗ trợ răng trở nên yếu và xốp hơn. Từ đó tạo điều kiện cho vi khuẩn dễ dàng tấn công gây viêm lợi và phá vỡ mô liên kết giữ răng, khiến cho răng lung lay, thậm chí là mất răng. 

  • HIV/AIDS: Những người mắc HIV/AIDS thường phải đối mặt với tình trạng viêm lợi, khô miệng, sâu răng, hơi thở có mùi, mụn cóc trong miệng... Bởi hệ thống miễn dịch của cơ thể bị suy giảm, không còn khả năng ngăn chặn vi khuẩn, nhiễm trùng. 

  • Viêm khớp dạng thấp: Theo nghiên cứu, người mắc viêm khớp dạng thấp có nguy cơ viêm lợi cao gấp 8 lần người bình thường. Họ thường gặp khó khăn trong việc vệ sinh răng miệng, dùng chỉ nha khoa,... do vấn đề của các khớp ngón tay. 

4. Viêm lợi do tác dụng phụ của một số loại thuốc

Theo thống kê, có hơn 400 loại thuốc có tác dụng phụ gây ảnh hưởng đến răng miệng. Chẳng hạn như:

  • Thuốc chống động kinh, co giật và buồn ngủ Phê ny tô in,... có thể gây chảy máu chân răng và sưng đau bất thường ở vùng nướu. 

Một số loại thuốc có thể ảnh hưởng đến lượng nước bọt tiết ra để tiêu diệt vi khuẩn trong răng

  • Thuốc ức chế miễn dịch, huyết áp, cảm lạnh, chống trầm cảm,... cũng là nguyên nhân gây viêm lợi khi làm giảm lượng nước bọt, gây ảnh hưởng đến độ pH trong khoang miệng cũng như không làm sạch được các mảng vụn thức ăn giúp mảng bám và cao răng dễ dàng tích tụ hơn. 

  • Thuốc điều trị ung thư có thể làm giảm tiết, thậm chí cô đặc nước bọt, khiến miệng trở nên khô hơn. Từ đó tạo điều kiện cho mảng bám hình thành, vi khuẩn tăng sinh và viêm lợi là không thể tránh khỏi. 

5. Những nguyên nhân viêm lợi khác

  • Kinh nguyệt, mãn kinh hoặc thai nghén: Thay đổi hormone trong chu kỳ kinh nguyệt, mãn kinh hoặc thời kỳ mang thai không chỉ làm giảm khả năng miễn dịch của nướu với vi khuẩn mà còn khiến lợi trở nên mẫn cảm hơn với những tác động dễ gây tổn thương như đánh răng, sử dụng chỉ nha khoa…

  • Chế độ ăn thiếu dinh dưỡng: Phần lớn nguyên nhân viêm lợi, chảy máu chân răng,... bắt nguồn từ việc thiếu hụt vitamin K, vitamin C, canxi và magie - những chất chống viêm giúp lợi khỏe mạnh và phòng tránh tình trạng hình thành mảng bám hoặc viêm nhiễm do thức ăn còn sót lại. Do đó, hãy bổ sung hoa quả và rau xanh để ngăn ngừa tình trạng viêm lợi không đáng có. Ngoài ra, việc sử dụng thực phẩm nhiều đường, quá nóng hoặc quá lạnh, quá mềm hoặc quá cứng cũng là nguyên nhân gây viêm lợi vì khiến cấu trúc bảo vệ răng yếu đi.

  • Sử dụng thuốc lá, rượu bia, cà phê: Không chỉ khiến men răng bị tổn thương, những nguyên nhân sưng lợi này còn gây giảm tiết nước bọt, dẫn đến khô khoang miệng từ đó tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển mạnh mẽ.

  • Vệ sinh răng miệng kém, không đúng cách: Sử dụng bàn chải đánh răng lông cứng, không đánh răng thường xuyên, xỉa răng thay vì sử dụng chỉ nha khoa,... cũng là những nguyên nhân gây viêm lợi. Lợi là một mô mềm rất dễ bị tổn thương, việc sử dụng bàn chải lông cứng có thể khiến lợi bị rách, từ đó giúp vi khuẩn dễ dàng xâm nhập và gây bệnh. 

  • Chưa bổ sung fluor cho răng: Fluor không chỉ là hoạt chất tăng cường sức đề kháng cho răng, giúp răng chắc khỏe hơn mà còn phòng người sâu răng, viêm lợi, viêm nha chu,... cực hiệu quả. Bạn có thể ngăn ngừa các nguyên nhân sưng lợi bằng cách bổ sung Fluor từ các loại thực phẩm như khoai lang, cá thu, cá trích, cà chua, bưởi, dưa chuột.

Trên đây là một số nguyên nhân viêm lợi cơ bản và thường gặp nhất. Viêm nướu có thể ngăn ngừa và điều trị dứt điểm nếu được phát hiện sớm. Hãy thường xuyên vệ sinh răng miệng và có một chế độ vệ sinh, lối sống khoa học để có một bộ răng chắc khỏe, nướu răng hồng hào. Chúc các bạn thành công!

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
199.000đ

4 lý do nên dùng Thảo Dược Yên Tử trị bệnh răng miệng

  • Cao Kỳ Chàm Cho hiệu quả nhanh
  • Sở Y Tế cấp phép
  • Nguyên liệu Thảo dược, an toàn cho bà bầu, trẻ nhỏ.
  • Dễ Dùng Tiện Dụng, Chỉ Bằng Cách Súc Miệng Từ 5-10 Phút
  • Thông tin bài thuốc

Đặt mua thuốc Thảo Dược Yên Tử

Nhận thuộc thanh toán tại nhà.
Chúng tôi có hơn 60 đại lý trên toàn quốc, đảm bảo gửi thuốc nhanh nhất cho bạn

    • Tags: