Có các cách chữa sâu răng nào? Cách chữa sâu răng tại nhà có hiệu quả không? Đọc ngay bài viết sau đây để tìm hiểu 3 cách chữa sâu răng cho người lớn triệt để và nhanh khỏi.
Sâu răng là hiện tượng vi khuẩn ở mảng bám trên răng làm tổn thương mất mô cứng của răng, sau đó hình thành các lỗ nhỏ trên răng. Có nhiều nguyên nhân gây sâu răng: Vệ sinh răng miệng không đúng cách, sử dụng đồ uống nhiều đường, vi khuẩn xâm nhập gây hại,...
Bị sâu răng mà không chủ động điều trị sớm, lâu ngày có thể làm tình trạng bệnh năng thêm và ảnh hưởng lớn đến sức khỏe răng miệng.
-
Đau nhức răng, khó chịu mỗi khi ăn uống vì thức ăn giắt đầy kẽ răng. Người sâu răng sẽ luôn cảm thấy ăn không ngon, ngủ không yên vì những cơn đau hoành hành. Điều này khiến người bị đau răng nhanh chóng đuối sức, mệt mỏi, stress, cáu gắt...
-
Ảnh hưởng đến sức khỏe do sâu răng lâu ngày lan vào tủy, làm viêm nhiễm tủy, đau đớn, sốt cao… thậm chí ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh não bộ, suy giảm trí nhớ.
-
Ảnh hưởng đến thẩm mỹ: Sâu răng làm hình thức răng bị nâu đen, ố vàng, xỉn màu...ít nhiều gây mất thẩm mỹ, làm người bệnh tự ti.
-
Không tự tin, thoải mái khi nói chuyện với mọi người do bệnh sâu răng gây hôi miệng, hơi thở khó chịu. Điều này ảnh hưởng đến công việc và chất lượng sống người bệnh.
-
Tốn kém chi phí lớn để trị bệnh nếu tình trạng sâu răng đã gây hậu quả nghiêm trọng hơn như áp xe răng, hỏng răng, nhiễm trùng tủy, nhiễm trùng khoang miệng,...
Sâu răng không chữa sớm sẽ khiến men răng bị phá hủy, gây khó chịu, đau đớn, ảnh hưởng đến thẩm mỹ và sức khỏe răng miệng. Người bị sâu răng có thể xoa dịu cơn đau và chữa sâu răng hiệu quả, nhanh chóng bằng một số biện pháp được liệt kê trong bài viết sau đây.
1. Cách chữa sâu răng tại nhà hiệu quả
Xung quanh chúng ta có rất nhiều mẹo, bài thuốc dân gian giúp điều trị sâu răng, giảm sưng tấy, viêm nhiễm ở vùng răng sâu ngay tại nhà hiệu quả.
Một trong số những nguyên liệu phải kể đến là:
-
Gừng và tỏi có tính kháng viêm, diệt khuẩn và sát trùng cao. Chỉ cần giã nát gừng tỏi đắp trực tiếp lên phần răng sâu với 1 chút muối cơn đau sẽ giảm nhanh chóng.
-
Dầu oliu chứa hợp chất có khả năng giảm viêm, giảm đau hiệu quả. Chỉ cần lấy tăm bông chấm dầu oliu vào vết sâu răng thường xuyên 3-4 lần/ngày tình trạng sẽ sớm thuyên giảm.
-
Hạt tiêu đen và húng quế: Hai loại nguyên liệu này có thể giảm viêm nhiễm, sưng tấy, giảm đau và ức chế vi khuẩn phát triển.
-
Lá trà xanh có chất kháng viêm, kháng khuẩn. Súc miệng nước lá trà xanh hàng ngày giảm cơn đau răng nhanh chóng.
-
Lá bạc hà: Tương tự như trà xanh, lá bạc hà có tính mát, gây tê tạm thời. Người bị sâu răng nên súc miệng mỗi ngày.
Ngoài các phương pháp kể trên, người sâu răng nên súc miệng nước muối sạch mỗi ngày. Hoặc đánh răng bằng kem đánh răng chứa fluoride ít nhất 2 lần/ngày để làm sạch răng.
Các cách chữa sâu răng tại nhà bằng các phương pháp dân gian nói trên rất an toàn và lành tính do sử dụng các nguyên tự nhiên nên có thể áp dụng để chữa sâu răng cho cả trẻ nhỏ và bà bầu.
Tuy nhiên, khi sử dụng cách chữa sâu răng này, bạn phải tự tìm kiếm nguyên liệu và mất công chế biến. Ngoài ra, chữa sâu răng tại nhà bằng các mẹo dân gian chỉ có tác dụng khi bệnh nhẹ.
2. Cách chữa sâu răng triệt để bằng thuốc
Nếu chữa sâu răng tại nhà bằng các phương pháp dân gian không có hiệu quả hoặc khi bệnh diễn tiến nặng hơn, gây đau nhức và hình thành các lỗ sâu, bạn không thể áp dụng các mẹo trên mà cần sử dụng thuốc để điều trị sâu răng dứt điểm.
Dưới đây là 1 số thuốc có khả năng chữa sâu răng hiệu quả:
2.1. Cách chữa sâu răng bằng thuốc có thành phần Fluoride
Fluoride là một khoáng chất có thể chống lại acid từ vi khuẩn trên mảng bám răng, giúp men răng chắc khỏe. Nếu cơ thể thiếu Fluoride bạn sẽ gặp nhiều vấn đề về sức khỏe răng miệng và loãng xương. Nhưng thừa Fluoride cũng không tốt vì làm răng đổi màu xuất hiện các đốm màu trắng hoặc nâu trên răng.
Tình trạng sâu răng của bệnh nhân nếu ở giai đoạn đầu có thể dùng thuốc có chứa thành phần Fluoride để khôi phục men răng. Do vậy bạn cần biết cách sử dụng Fluoride đúng cách trong bảo vệ và chăm sóc răng miệng.
Một số phương pháp điều trị sâu răng bằng Fluoride phổ biến bao gồm:
-
Dùng nước máy có chứa thành phần Fluoride có thể giúp giảm sâu răng đáng kể. Thay vì uống nước đóng chai không chứa Fluoride, bạn có thể thay đổi thói quen dùng các nguồn nước công cộng đã bổ sung Fluoride để tận dụng lợi ích chúng đem lại.
-
Dùng kem đánh răng chứa thành phần Fluoride sau mỗi khi ăn. Hoặc bạn có thể đánh răng ít nhất 2 lần/ngày. Bạn cũng nên sử dụng bàn chải kẽ răng để kem đánh răng đi sâu được vào các vết hở trên răng, từ đó tiêu diệt vi khuẩn hiệu quả. Theo lời khuyên của bác sĩ nha khoa: Người lớn nên dùng kem đánh răng có thành phần Fluoride từ 1000 - 1500 ppm. Còn trẻ em hàm lượng Fluoride phù hợp là 200 - 450 ppm.
-
Dùng nước súc miệng chứa thành phần Fluoride để loại trừ mảng bám gây sâu răng. Tuy nhiên, khi sử dụng nước súc miệng chứa thành phần này, bạn nên chú ý đến hàm lượng Fluor trong dung dịch. Trẻ em dưới 3 tuổi không nên dùng nước súc miệng chung với người lớn vì hàm lượng Fluoride cao, không tốt với các vi khuẩn có lợi trong khoang miệng của trẻ.
-
Một số phương pháp điều trị sâu răng bằng Fluoride phổ biến khác là dùng gel, chất lỏng, bọt hoặc vecni chải lên răng. Nhai kẹo cao su có thành phần xylitol cùng với Fluoride đôi khi cũng được áp dụng giảm nguy cơ sâu răng.
Lưu ý: Cách chữa sâu răng bằng Fluoride chỉ áp dụng khi răng mới chớm bị sâu, chưa hình thành lỗ sâu màu nâu. Thuốc có tác dụng tái khoáng cho răng, trong khi đó vi khuẩn vẫn liên tục tạo ra chất axit tiếp tục ăn mòn răng. Chính vì vậy, đây không phải là phương pháp chữa sâu răng triệt để vì không tiêu diệt được tác nhân gây bệnh là vi khuẩn.
2.2. Chữa sâu răng bằng thuốc kháng sinh
Để điều trị sâu răng tận gốc vi khuẩn gây bệnh thì sử dụng kháng sinh là lựa chọn mọi người thường nghĩ đến đầu tiên.
Có 1 số loại kháng sinh sau đây có thể chữa sâu răng:
-
Penicillin: Penicillin là kháng sinh được chỉ định để chữa sâu răng. Thuốc có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn gây sâu răng.
-
Erythromycin: Thuốc có khả năng ức chế và kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn. Erythromycin có thể sử dụng cho bà bầu và khá an toàn với những người dị ứng Penicillin.
-
Minocycline: Minocycline là một loại kháng sinh phổ rộng thuộc nhóm tetracyclin, có tác dụng lên nhiều loại vi khuẩn và được chỉ định làm thuốc chữa sâu răng rất hiệu quả.
-
Doxycycline: Tên biệt dược là Domycin, là loại kháng sinh phổ rộng, có tác dụng kìm khuẩn. Đây cũng là một kháng sinh khá hữu dụng trong việc chữa sâu răng.
-
Cephalosporin: Cơ chế tác động của Cephalosporin tương tự như Penicillin, thuốc có khả năng tiêu diệt vi khuẩn gây ra sâu răng và có thể sử dụng cho những người bị di ứng Penicillin.
Lưu ý: Kháng sinh là thuốc có tác dụng ức chế hoặc tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh răng miệng, tuy nhiên, thuốc cũng tiêu diệt hệ vi khuẩn có lợi của cơ thể, làm mất cân bằng khả năng miễn dịch.
Ngoài ra, độc tính của kháng sinh thường gây ra tác dụng phụ như chóng mặt, buồn nôn, tiêu chảy, dị ứng,... đồng thời gây ảnh hưởng đến chức năng gan, thận do phải hoạt động thải độc của kháng sinh.
Sử dụng kháng sinh để chữa sâu răng cần có chỉ định của bác sỹ, không nên tự ý mua thuốc về tự điều trị. Sử dụng thuốc không đúng liều lượng hoặc lạm dụng kháng sinh trong chữa bệnh làm tăng nguy cơ kháng thuốc.
2.3. Thuốc trị sâu răng Thảo dược Yên Tử
Các nhà khoa học của công ty cổ phần nghiên cứu và ứng dụng thảo dược quý Việt Nam cho biết: Trong thành phần của loại thảo dược này có chứa hoạt chất kháng viêm, tiêu sưng rất mạnh.
Khi súc miệng, hoạt chất này luồn lách quan những kẽ răng, lỗ sâu và toàn bộ khoang miệng, tiêu diệt tận gốc vi khuẩn gây bệnh sâu răng, viêm lợi một cách nhanh chóng. Không còn vi khuẩn gây bệnh, tình trạng sâu răng sẽ chấm dứt, những cơn đau nhức răng cũng biến mất.Thảo dược này được chiết xuất từ tự nhiên nên sử dụng an toàn cho cả bà bầu trẻ em
Chỉ cần súc miệng bằng loại thảo dược đó ngày 3 lần, sau 2-5 ngày, sâu răng, đau nhức răng, viêm lợi nặng mấy cũng khỏi. Đặc biệt cơn đau nhức răng sẽ dịu đi từ ngay lần súc miệng đầu tiên.
Chính vì vậy, Thảo dược Yên Tử được rất nhiều khách hàng tin tưởng và sử dụng đặc biệt là các mẹ bầy, phụ nữ sau sinh hay mắc các bệnh lý về răng miệng trong khi bản thân không thể đi khám và dùng thuốc Tây.
Xem thêm: Top 9 loại thuốc trị sâu răng hiệu quả nhanh, an toàn
3. Cách chữa sâu răng bằng các phương pháp nha khoa
Khi tình hình sâu răng trở nên nghiêm trọng hơn, bác sĩ nha khoa có thể chỉ định người bệnh tiến hành 1 số phương pháp khác như: dùng chất trám, bọc răng sứ và nhổ bỏ răng sâu.
3.1. Trám răng
Khi tình trạng sâu răng phát triển đến mức tạo thành nhiều lỗ sâu đau nhức do vi khuẩn xâm nhập, người bệnh có thể sử dụng chất trám.
Trám răng giúp hạn chế sâu răng phát triển, khôi phục răng sau khi điều trị ổ sâu, phục hình thân răng.
Khi tiến hành trám răng, bác sĩ nha khoa sẽ loại bỏ những phần răng hư và dùng chất trám chuyên dụng lấp kín khoảng trống đó.
Chất trám được làm từ nhiều chất liệu khác nhau như nhựa composite có màu răng, vàng, sứ, hỗn hợp sứ hoặc hỗn hợp một số vật liệu (đồng, bạc, thiếc…).
3.2. Bọc răng sứ
Với tình trạng sâu răng trên diện rộng, người bệnh có thể được bác sĩ nha khoa chỉ định bọc răng sứ. Đây là phương pháp phủ một lớp chất liệu lên toàn bộ thân răng. Răng sứ có thể được làm từ nhiều loại chất liệu: nhựa, sứ nung chảy, sứ cường độ cao, vàng...
Nhổ răng
Khi răng sâu đến tình trạng nghiêm trọng không thể dùng phương pháp nào phục hồi thì người bệnh sẽ được bác sĩ nha khoa chỉ định loại bỏ răng. Nhổ răng sẽ để lại một khoảng trống, làm cho các răng khác có khả năng bị xô lệch.
Trên đây là một số cách chữa sâu răng hiệu quả theo từng giai đoạn mà người bệnh có thể tham khảo. Một số phương pháp người bị sâu răng cần tham khảo ý kiến các bác sĩ nha khoa trước khi áp dụng vì tình trạng bệnh ở mỗi người là khác nhau. Vệ sinh răng miệng đúng cách và thường xuyên thăm khám bác sĩ ít nhất 6 tháng 1 lần là phương pháp tốt nhất để phòng ngừa tình trạng sâu răng.