Bệnh viêm nha chu là gì, dấu hiệu, biến chứng và cách điều trị

Thảo dược Yên Tử
26/07/2023

Viêm nha chu là bệnh rất dễ mắc phải và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm đối với sức khỏe tổng thể người bệnh. Vậy viêm nha chu là gì, nguyên nhân xuất phát do đâu và bệnh tác động ra sao đến sức khỏe người bị. Tất tần tật sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây. Cùng chúng tôi tìm hiểu ngay nhé.

1. Viêm nha chu là gì?

Trước khi tìm hiểu bệnh nha chu là gì, chúng ta cần phải biết thế nào là nha chu. Theo nghiên cứu, nha chu là tổ chức xung quanh răng bao gồm nướu (còn gọi là lợi), dây chằng quanh răng và ổ xương chân răng, có nhiệm vụ chống đỡ và giúp cho răng được vững chắc trong xương hàm.

Viêm nha chu là gì hay bệnh nha chu có phải là viêm lợi không đang là thắc mắc của không ít bạn đọc

Vậy, bệnh nha chu là gì? Đó là tình trạng nướu bị viêm nhiễm bởi sự tấn công của  vi khuẩn có tên là P. gingivalis (Porphyromonas gingivalis). Theo nhiều nghiên cứu, đây là một loại trực khuẩn được tìm thấy trong khoang miệng, với đặc điểm kỵ khí, hình que, màu đen và không có khả năng di động. Chính sự phát triển của các mảng bám và sự tổn thương nướu, lợi đã tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn P.gingivalis xâm nhập và phát triển.

Ngoài ra, do xung quanh các tổ chức này được bao bọc bởi lớp polysaccharide (hay còn gọi là vỏ capsules) và lớp nhầy dày đặc không cố định giúp vi khuẩn bám dính vào tế bào chủ. Điều này vô tính giúp vi khuẩn tránh được hệ thống miễn dịch và tiết ra các enzym phá hủy mô nướu, khiến lợi bị tách dần ra khỏi chân răng, làm răng lung lay, gây rụng răng.

2. Bệnh viêm nha chu thường trải qua những giai đoạn nào?

Người mắc bệnh viêm nha chu thường trải qua 4 giai đoạn:

Giai đoạn 1: Viêm (viêm nướu)

Ở giai đoạn đầu, bệnh nha chu bắt đầu với viêm ở nướu. Một trong những triệu chứng đầu tiên, dễ nhận thấy nhất của viêm nướu là tình trạng lợi bị chảy máu khi đánh răng, dùng tăm hoặc vật nhọn xỉa răng,… Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng có thể nhận thấy sự đổi màu trên răng, hay gọi là mảng bám. Mảng bám hình thành bởi các vi khuẩn có hại và mảnh vụn thức ăn tích tụ lâu ngày do việc vệ sinh, chăm sóc răng miệng không đúng cách.

Giai đoạn 2: Bệnh nha chu sớm

Đây là giai đoạn khi sự viêm nhiễm bắt đầu hình thành, nướu bị thoái hóa hoặc kéo ra khỏi răng, xuất hiện các túi nhỏ giữa răng và lợi. Nướu sưng phồng, dễ bị chảy máu khi có các tác động bên ngoài như chải răng, ăn uống, dùng chỉ nha khoa,…

Giai đoạn 3: Bệnh nha chu vừa phải

Là giai đoạn tình trạng viêm nhiễm lan tỏa rộng tạo thành các túi nha chu sưng phồng, chứa vi khuẩn và chất mủ; đồng thời người bệnh có thể bị chảy máu và đau vùng răng, nướu, răng bắt đầu mất hỗ trợ xương và lung lay, dễ gãy.

Giai đoạn 4: Bệnh nha chu tiến triển

Nếu bạn bị viêm nha chu tiến triển, xương ổ răng và dây chằng dần bị vi khuẩn phá hủy, lợi răng có dấu hiệu tụt xuống, răng lung lay và có thể bị rụng. Lúc này, bệnh nhân sẽ bị đau dữ dội khi nhai, hôi miệng nghiêm trọng.

3. Bệnh viêm nha chu xuất phát do đâu?

Bệnh nha chu xảy ra khi:

  • Vệ sinh răng miệng không đúng cách, làm sơ sài, không làm sạch được các mảng bám ở kẽ răng, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn có hại tích tụ gây viêm nướu.

  • Không thực hiện lấy cao răng theo định kỳ khiến nướu bị viêm, lâu ngày rất dễ dẫn đến bệnh viêm nha chu.

  • Hệ miễn dịch kém hoặc do yếu tố di truyền.

  • Thói quen ăn uống không tốt hay thường xuyên hút thuốc lá, uống bia rượu.

  • Đối tượng đang sử dụng một số loại thuốc có thể làm suy giảm chức năng của tuyến nước bọt như thuốc cảm lạnh, trầm cảm,…

Vệ sinh răng miệng không đảm bảo là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến bệnh nha chu

4. Một số triệu chứng thường gặp ở bệnh nhân mắc viêm nha chu

Người mắc bệnh nha chu thường có các triệu chứng như sau:

  • Lợi răng có màu đỏ sẫm, có thể sưng lên và căng phồng.

  • Dễ chảy máu chân răng, hơi thở có mùi hôi.

  • Vôi răng và các mảng bám đóng nhiều quanh chân răng.

  • Nướu (lợi) sưng, đau, đau đớn khi nhai thức ăn.

  • Chân răng có mủ, răng có biểu hiện lung lay.

  • Khoảng cách của răng có sự thay đổi so với trước đây, có thể thưa hơn. Bên cạnh đó, do nướu có hiện tượng rút, tụt lại nên khi quan sát, bạn sẽ dễ dàng nhận thấy chân răng dài hơn bình thường.

5. Bệnh viêm nha chu tác động như thế nào đến sức khỏe người bệnh?

Không phải ngẫu nhiên mà các nhà nghiên cứu đưa bệnh nha chu vào danh sách các bệnh răng miệng nguy hiểm. Dưới đây là các tác hại mà căn bệnh này gây ra:

- Lợi sưng to, phồng lên, đau buốt kéo dài:

Các cơn đau nhức âm ỉ hoặc nhức buốt đến tận óc do sưng nướu răng luôn là cơn ác mộng kinh hoàng mà hầu như bất kì ai cũng sẽ gặp phải ít nhất một lần trong đời. Hơn nữa, nướu răng sưng to ảnh hưởng khá lớn đến cuộc sống sinh hoạt và ăn uống hằng ngày, nhất là đối với trẻ nhỏ.

- Nguy cơ dẫn đến mất răng - tiêu xương răng cao:

Người mắc bệnh nha chu nếu lơ là, không có hướng điều trị sớm, lâu dần sẽ khiến nướu tách dần ra khỏi răng, lợi có mủ và dần dà phá hủy toàn bộ các mô nâng đỡ răng gây lung lay và rụng răng.

- Ảnh hưởng xấu đến sức khỏe:

Không chỉ gây đau nhức, có nguy cơ mất răng - tiêu xương răng cao, bệnh nha chu còn có thể để lại nhiều biến chứng nguy hiểm như tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, đau vùng thái dương, tiểu đường, nhiễm khuẩn huyết, tăng tỷ lệ đột quỵ hay mắc các bệnh liên quan đến đường hô hấp,… Đặc biệt, bệnh rất nguy hiểm đối với mẹ bầu bởi có thể dẫn đến sinh non, trẻ sinh ra bị thiếu cân,…

Viêm nha chu gây ra khá nhiều biến chứng nguy hiểm cho người bệnh nếu không được điều trị sớm

6. Cách điều trị viêm nha chu hiệu quả, an toàn

Cách chữa bệnh viêm nha chu bằng một số bài thuốc dân gian:

Nhờ tính an toàn, đơn giản, dễ kiếm và tiết kiệm chi phí, cách chữa viêm nha chu bằng gừng tươi, hỗn hợp chanh với muối trắng, mật ong, việt quất,… được đánh giá là các phương pháp dân gian được nhiều người bệnh tin tưởng và áp dụng khá hiệu nghiệm. Thế nhưng, hiệu quả đem lại khá chậm và đòi hỏi người bệnh phải thực hiện kiên trì trong một thời gian dài.

Hỗn hợp muối + chanh là phương pháp trị bệnh viêm nha chu khá hiệu nghiệm

Cách chữa bệnh viêm nha chu bằng điều trị cơ học:

Liệu pháp điều trị viêm nha chu bằng cơ học gồm nạo chân răng bằng tay hoặc bằng máy, làm sạch khoang miệng, các mảng bám trên răng giúp loại bỏ các độc tố và tổ chức viêm hoại tử cũng như làm nhẵn mặt gốc răng.

Tuy nhiên, do vi khuẩn P.gingivalis có khả năng xâm nhập vào tổ chức nha chu, các ống ngà hoặc tích tụ ở những vị trí mà các dụng cụ điều trị không thể với tới được, như vùng chẽ chân răng, chỗ cong lồi của chân răng, chỗ có khiếm khuyết của men và ngà răng, sâu chân răng,… nên biện pháp này khó có thể loại bỏ hoàn toàn được chúng. Hơn nữa, vi khuẩn vẫn còn tồn tại trong các tổ chức khác của khoang miệng nên việc tái nhiễm vẫn sẽ xảy ra.

Cách chữa bệnh viêm nha chu bằng thuốc:

Một số loại thuốc điều trị viêm nha chu tại chỗ được bày bán và sử dụng rất phổ biến phải kể đến như gel giảm đau, viên ngậm chống nhiễm khuẩn, chống viêm bôi vào vùng đau như Kamistad-Gel, giảm đau trong các trường hợp viêm nướu răng, viêm nha chu như Lemocin,… Phương pháp này nhằm làm hạn chế tích tụ mảng bám răng, diệt khuẩn trên bề mặt chân răng và tổ chức nha chu lân cận.

Mặc dù được sử dụng khá phổ biến trong việc kiểm soát bệnh viêm nha chu nhưng hiệu quả điều trị bệnh bằng thuốc lại không rõ ràng; thậm chí có thể làm tăng nguy cơ của tình trạng kháng thuốc trong cộng đồng do đa số bệnh nhân sử dụng thuốc không đủ thời gian và không đủ liều.

7. Hướng dẫn chăm sóc sau điều trị viêm nha chu

Vệ sinh răng miệng sạch sẽ kết hợp chải răng đúng phương pháp, đúng kỹ thuật, không quá thô bạo. Khi chải, bạn không nên chải ngang bởi phương pháp này rất khó làm sạch được các mảng bám ở viền nướu, khe răng và dễ gây hại nướu, răng. Ngoài ra, người bệnh cũng tìm mua và sử dụng bàn chải lông mềm, chải nhẹ nhàng theo 1 góc khoảng 45 độ.

Dùng chỉ tơ nha khoa sau mỗi bữa ăn để lấy đi các mảng bám, mảnh vụn thức ăn ở khe răng.

Cần cẩn thận khi dùng tăm xỉa hoặc các vật nhọn đâm xọc qua các khe răng vì sẽ gây hở khe răng, chảy máu, lâu dần dẫn đến viêm nướu.

Thực hiện tái khám định kỳ 4 - 6 tháng/lần để nha sĩ kiểm tra tình trạng, sức khỏe răng miệng và có hướng điều trị kịp thời, hiệu quả (nếu có bệnh).

Người bị viêm nhiễm nha chu nên xây dựng chế độ ăn uống khoa học, hợp lý. Nhóm các thực phẩm cần bổ sung, ăn nhiều được kể đến như: hạt điều, óc chó, vừng,…; cá hồi, cá ngừ, cá mòi, cá trích; nhóm rau xanh như rau bina, cải bắp,… hay các thực phẩm giàu probiotic như sữa chua, kefir,… Những loại thực phẩm này giúp cung cấp các vi khuẩn có lợi cho hệ răng miệng, nhờ đó làm giảm các vi khuẩn có hại. Mặt khác, bạn nên hạn chế tinh bột và đồ ngọt bởi chúng tạo cơ hội hình thành mảng bám, thu hút vi khuẩn đến gây bệnh ở lợi. Ngoài ra, người bệnh nên tránh sử dụng đồ ăn quá mặn, cay hoặc chứa nhiều phụ gia, không lạm dụng bia, rượu, thuốc lá,… vì không chỉ có hại cho sức khỏe nói chung mà còn gây thêm khó chịu người bị viêm nha chu.

Đến đây chắc hẳn độc giả đã hiểu được bệnh viêm nha chu là gì cũng như những kiến thức liên quan như dấu hiệu, triệu chứng và các phương pháp điều trị, chăm sóc. Để có một hàm răng trắng sáng, khỏe mạnh, hơi thở thơm tho không hề khó, quan trọng là bạn hiểu biết và ý thức đến đâu trong việc chăm sóc chúng.

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
199.000đ

4 lý do nên dùng Thảo Dược Yên Tử trị bệnh răng miệng

  • Cao Kỳ Chàm Cho hiệu quả nhanh
  • Sở Y Tế cấp phép
  • Nguyên liệu Thảo dược, an toàn cho bà bầu, trẻ nhỏ.
  • Dễ Dùng Tiện Dụng, Chỉ Bằng Cách Súc Miệng Từ 5-10 Phút
  • Thông tin bài thuốc

Đặt mua thuốc Thảo Dược Yên Tử

Nhận thuộc thanh toán tại nhà.
Chúng tôi có hơn 60 đại lý trên toàn quốc, đảm bảo gửi thuốc nhanh nhất cho bạn

    • Tags: