Có tới hơn một nửa người dân Việt bị hiện tượng răng ê buốt, nhưng không nhiều người quan tâm đến tình trạng này. Hiện tượng ê buốt răng thường xảy ra rất đột ngột trong khoảng thời gian ngắn và khiến bạn luôn cảm thấy khó chịu và không thoải mái khi ăn uống. Đôi khi bạn cảm giác đau nhói do dây thần kinh trong răng tiếp xúc với các tác nhân gây ê buốt. Đã đến lúc đi tìm nguyên nhân và giải pháp để khắc phục tình trạng nhạy cảm này của răng.
1. Ê buốt răng là bệnh gì?
Ê buốt răng hay gọi cách khác là răng nhạy cảm, đây là tình trạng răng miệng phổ biến khiến cho người bệnh khó chịu hoặc đau buốt khi tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh như ăn một số thực phẩm quá nóng hay lạnh. Răng ê buốt là hiện tượng quá cảm của ngà hoặc triệu chứng ê buốt ở chân răng. Nếu răng ê buốt khi ăn lạnh, nóng, chua, ngọt, hoặc khi hít thở trong điều kiện thời tiết lạnh mà có cảm giác ê buốt hoặc đau răng thì có nghĩa là bạn đã có triệu chứng răng bị ê buốt. Tuy tình trạng này không quá nguy hiểm, nhưng trong một số trường hợp thì đây là biểu hiện của các bệnh lý răng miệng như đau răng, viêm nha chu, viêm nướu,…
Răng ê buốt khi ăn đồ lạnh
Ở những răng khỏe mạnh, lớp men răng cứng chắc khỏe phía ngoài cùng sẽ bảo vệ cho lớp ngà răng mềm hơn bên trong và chân răng được nướu bảo vệ. Khi men răng bị tổn thương (mòn, sứt, mẻ) hoặc đường viền của nướu bị tụt sâu sẽ khiến cho lớp ngà răng bị lộ ra ngoài. Lớp ngà răng có hàng ngàn các ống ngà tiếp xúc trực tiếp với các dây thần kinh trong răng (tủy răng). Dưới tác động của những tác nhân từ bên ngoài như khi tiếp xúc với các yếu tố nóng, lạnh bất thường hay thực phẩm có tính axit… sẽ khiến các dây thần kinh phía trong răng bị kích thích gây ê buốt và đau.
2. Nguyên nhân gây bệnh ê buốt răng
Những nghiên cứu gần đây cho thấy hiện tượng ê buốt răng do rất nhiều nguyên nhân gây nên. Dưới đây sẽ đưa ra những nguyên nhân chính gây nên tình trạng ê buốt ở răng để cùng xem rằng bạn ê buốt là do nguyên nhân nào gây nên từ đó tìm ra cách khắc phục hiệu quả nhé!
2.1 Do các bệnh lý về răng miệng
Ngà răng bị lộ: Đây được coi là nguyên nhân chính gây nên tình trạng ê buốt răng. Bình thường ngà răng sẽ bảo vệ bởi lớp men răng bao bọc xung quanh. Tuy nhiên việc răng bị tổn thương cũng như sự mòn răng khiến cho lớp men răng mỏng đi phần nào, cùng với đó ngà răng mang theo các ống thần kinh bị lộ ra phía ngoài khi ngà răng bị lộ tiếp xúc trực tiếp với các tác nhân bên ngoài như khi ăn uống khiến cho bạn có cảm giác răng bị ê buốt khi nhai, thậm chí còn có những cơn đau nhức đến tận chân răng.
Có nhiều nguyên nhân gây ê buốt răng
Tụt nướu: Tình trạng này thường xảy ra ở người mắc bệnh nha chu, bệnh thường sẽ gây lộ ngà răng dẫn tới ê buốt răng.
Viêm nướu: Mô nướu bị sưng, viêm, làm ảnh hưởng đến chân răng.
Nứt hay mẻ răng: Những vết nứt trên răng tạo điều kiện lý tưởng cho vi khuẩn trú ngụ cùng với các mảng bám có thể dẫn đến viêm nhiễm vào tủy răng. Trong trường hợp nghiêm trọng hơn bạn sẽ có nguy cơ bị áp xe chân răng và nhiễm trùng nặng gây đau nhức, ê buốt.
Tình trạng sâu răng: Có thể coi sâu răng là một trong những nguyên nhân chính của hầu hết những vấn đề liên quan đến răng miệng và biến chứng khác của răng. Chính những lỗ sâu trên răng là nguyên nhân làm lộ ra các dây thần kinh chân răng. Ngoài ra chúng còn gây nên tình trạng tụt lợi, có thể dẫn đến những nguy cơ nguy hiểm khác.
Tụt lợi: Đây cũng có thể là nguyên nhân làm lộ phần ngà chứa dây thần kinh ở chân răng, làm cho răng trở nên nhạy cảm, ê buốt cho dù đó là nguyên nhân do sâu răng hay do mòn răng đi chăng nữa.
2.2 Chăm sóc răng miệng chưa đúng cách
Thói quen chăm sóc răng miệng chưa đúng cách có thể là nguyên nhân dẫn đến tình trạng răng nhạy cảm. Đánh răng sai cách cũng như việc xỉa răng đều có thể là nguyên nhân. Việc dùng bàn chải quá cứng, chải răng quá mạnh hay dùng kem đánh răng có độ ăn mòn cao có thể dẫn đến lợi bị tổn thương và nhạy cảm răng.
2.3 Thói quen ăn uống
Thói quen ăn uống và chế độ sinh hoạt hàng ngày cũng là một trong các nguyên nhân gây nên tình trạng răng nhạy cảm. Chẳng hạn như tình trạng ê buốt răng có thể xảy ra ở những người có thói quen ăn uống không khoa học: Ăn những thực phẩm chứa nhiều axit như các loại thức ăn chế biến sẵn hay dưa chua... qua thời gian chúng sẽ ăn mòn răng dẫn tới hiện tượng lộ ngà răng và gây ra cảm giác ê buốt răng cực kỳ khó chịu. Ngoài ra hay dùng các loại đồ uống ướp lạnh, đồ uống cho thêm đá, thường xuyên ăn kem, cùng những thực phẩm lạnh.
2.4 Do một số thói quen xấu
Thói quen thích nhai đá, nghiến răng trong khi ngủ vào ban đêm cũng dần dần khiến cho cấu trúc của răng bị tổn thương. Tuy nghiến răng có thể diễn ra trong vô thức (sleep bruxism).nhưng thói quen xấu này theo thời gian khiến men răng mòn dần đi, kéo theo hệ lụy là răng ê buốt. Chứng nghiến răng (bruxism) đây là tình trạng hai hàm răng bị ghì và siết chặt tạo áp lực lớn lên răng, chúng có thể phát ra những âm thanh ken két.
2.4 Sau các thủ thuật nha khoa
Răng sẽ nhạy cảm hơn sau khi làm láng chân răng, lấy cao răng xong bị ê buốt răng, cạo cao răng, bọc răng giả hay các quy trình phục hình răng khác. Thông thường, nếu răng ê buốt trong trường hợp này sẽ biến mất sau 4–6 tuần. Tuy nhiên trong thời gian này, bạn nên xin ý kiến tư vấn từ các nha sĩ để chăm sóc răng miệng đúng cách.
Ngoài ra, nhiều phụ nữ có xu hướng sử dụng các phương pháp thẩm mỹ cho răng, nhưng chính những sản phẩm được sử dụng để tẩy trắng, thẩm mỹ răng này lại có thể gây nên tình trạng nhạy cảm cho răng. Vì vậy cách làm giảm ê buốt răng sau khi tẩy trắng cũng được khá nhiều người quan tâm để có thể đem lại cảm giác thoải mái sau khi làm đẹp răng.
3. Những tác nhân gây ra tình trạng răng ê buốt
Bạn sẽ cảm giác được tình trạng răng nhạy cảm, ê buốt đau nhức răng khi răng trực tiếp tiếp xúc với các tác nhân từ bên ngoài đó là:
-
Những loại đồ ăn, thức uống quá nóng hoặc lạnh.
-
Những loại thức ăn chứa vị quá ngọt hoặc chua.
-
Khi bạn hít thở trong môi trường thời tiết có nhiệt độ thấp, lạnh.
Nếu răng bạn bị nhạy cảm, ê buốt sau khi gặp các tác nhân này thì chính xác là biểu hiện của bệnh đã được thể hiện ra bên ngoài. Càng để lâu không chữa trị, bệnh sẽ càng nặng hơn và dẫn đến nhiều biến chứng khôn lường.
4. Biến chứng và hậu quả của ê buốt răng
Tình trạng răng ê buốt nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn đến triệu chứng ê buốt răng tích lũy dần và ngày càng nặng hơn, thậm chí có thể dẫn đến viêm tủy. Ngoài ra, nó còn khiến cho cuộc sống của bạn trở nên khó chịu, không thoải mái do phải kiêng khem quá mức hay luôn trong trạng thái ám ảnh về cảm giác ê buốt.
Tùy theo mức độ mà tình trạng nhạy cảm, ê buốt chân răng sẽ ảnh hưởng ít hay nhiều đến sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Điển hình như do không thể thưởng thức những món ăn mình yêu thích nên người bệnh, mà nhất là trẻ em và người lớn tuổi sẽ có nguy cơ bị biếng ăn, không đủ dinh dưỡng.
Bên cạnh đó, thói quen nghiến răng trong khi ngủ sẽ khiến chất lượng giấc ngủ bị ảnh hưởng, bạn khó có một giấc ngủ ngon, cộng thêm ăn uống kém phải kiêng khem nhiều thứ. Điều này về lâu dài sẽ dẫn đến cơ thể bạn dần bị suy nhược, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe tổng quát. Ngoài ra, nếu triệu chứng ê buốt răng còn đi kèm với hơi thở có mùi hôi, quanh nướu bị sưng tấy và chảy máu chân răng do bệnh viêm nướu gây ra, người bệnh sẽ có xu hướng tự ti và ngại giao tiếp xã hội.
Ê buốt răng dẫn tới chán ăn
Đối với những phụ nữ bị ê buốt răng sau sinh thì hậu quả còn nghiêm trọng hơn nhiều do phải kiêng cữ cùng với ăn uống kém, giấc ngủ lại không được đảm bảo do phải chăm em bé khiến mẹ bỉm sữa stress, suy dinh dưỡng sau sinh có thể dẫn đến mất sữa và nghiêm trọng hơn là bị trầm cảm sau sinh. Vì vậy trị ê buốt răng sau sinh cho mẹ bỉm sữa phải được đặc biệt quan tâm ngay sau khi có triệu chứng để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé.
5. Các phương pháp trị ê buốt răng hiệu quả
Bị ê buốt răng phải làm sao? Khi răng bị ê buốt, cách tốt nhất để chữa trị tình trạng này hiệu quả là thực hiện các phương pháp bảo vệ và chăm sóc men răng, để những tác nhân kích thích không tác động đến sâu bên trong dây thần kinh trong răng. Nếu bạn đã gặp phải tình trạng răng ê buốt, nhạy cảm, thì điều chắc chắn là một số men răng đã bị mòn hay tổn thương. Do đó, để ngăn chặn và không cho tình trạng răng bị ê buốt tiến triển nặng thêm, Hãy thực hiện các biện pháp sau đây.
5.1 Sử dụng phương pháp tây y
Tùy vào tình trạng ê buốt răng mà có thể sử dụng các loại thuốc tây y để chữa trị cơn ê buốt. Đó là dùng thuốc trị ê buốt răng, gel chống ê buốt răng, thuốc bôi trị ê buốt, thuốc uống hay kháng sinh. Tuy nhiên theo các chuyên gia thì tình trạng ê buốt sẽ hiệu quả hơn khi sử dụng gel trị ê buốt, các loại thuốc tây theo đường uống khác không mấy hiệu quả. Một số loại gel chữa ê buốt được sử dụng hiện nay như Sensikin Gel dạng gel bôi tại chỗ, bám dính tốt,, khuếch tán ion K+ nhanh nhất vào trong lòng ống ngà răng, cắt đứt dẫn truyền của dây thần kinh ống tủy về não bộ, làm giảm cảm giác ê buốt nhanh chóng. Thành phần chính bao gồm Potassium Nitrat (KNO3) 10%, Sodium Fluoride 0.22% (1000ppm).Hay một số loại gel khác như Gel GC Tooth Mousse, Gel bôi GC Tooth Mousse Plus, Gel bôi chống ê buốt Enamel Pro Varnish….
ê buốt răng uống thuốc gì?
Tuy nhiên trong trường hợp sử dụng thuốc tây y để bôi chống ê buốt răng, thì cần phải có chỉ định và làm theo hướng dẫn của bác sĩ để tránh tình trạng lạm dụng, dùng quá nhiều hoặc không đúng cách gây ảnh hưởng đến răng nướu. Bên cạnh đó các thành phần của thuốc có thể gây dị ứng cho người dùng cũng như không thể chữa dứt điểm nguồn gốc dẫn tới ê buốt răng bệnh nhân có thể tái phát lại.
5.2 Sử dụng kem đánh răng dành riêng cho răng ê buốt
Khi chọn kem đánh răng cho răng ê buốt (răng nhạy cảm) cần đọc rõ thành phần có chứa trong kem đánh răng ghi trên bao bì để tránh mua phải sản phẩm kém chất lượng, chứa các hóa chất độc hại như chất tạo màu, Lauryl Sulfate, Sodium, Triclosan,…
Bạn có thể sử dụng kem đánh răng chuyên dụng dành cho răng ê buốt. Chúng có chứa thành phần hoạt chất như Potassium Nitrate hay Strontium Acetate giúp giảm ê buốt răng, đồng thời loại kem đánh răng giảm ê buốt này cũng có đầy đủ công dụng như kem đánh răng thông thường. Nhiều nghiên cứu gần đây cho thấy, Strontium có thể giúp thay thế men răng đã bị mất đi và bít các ống ngà răng bị lộ, bảo vệ răng tránh khỏi các phản ứng kích thích tác động đến các dây thần kinh phía trong chân răng, giúp giảm tình trạng ê buốt, đau nhức răng một cách nhanh chóng và cho hiệu quả lâu dài.
Kem đánh răng Sensodyne
Bên cạnh đó, các loại kem đánh răng có chứa các thành phần dược liệu tự nhiên cũng đặc biệt phù hợp với những người có hàm răng nhạy cảm bởi tính an toàn, hiệu quả và có lợi cho sức khỏe. Một số thương hiệu kem đánh răng dành cho răng ê buốt như kem đánh răng Sensodyne cho răng ê buốt quen thuộc với nhiều người có răng nhạy cảm. Kem đánh răng này là sản phẩm của công ty GlaxoSmithKline ở xứ sở hoa anh đào Nhật Bản. Kem đánh răng Crest Pro-Health Sensitive là loại kem đánh răng chống ê buốt của mỹ thuộc hãng sản xuất Crest. Hay một số loại kem chống ê buốt răng được sản xuất tại Việt Nam như kem đánh răng PS giảm ê buốt PS Sensitive Expert, kem đánh răng ngọc châu …
Điểm hạn chế khi dùng phương pháp này là thời gian tác động lâu nên người bệnh mất nhiều thời gian, đôi khi với nhiều người có triệu chứng ê buốt nặng thường kem đánh răng mang lại hiệu quả chữa trị không cao.
5.3 Đến nha sĩ nếu răng ê buốt do các bệnh lý răng miệng
Biện pháp lâu dài và hiệu quả trong điều trị ê buốt chân răng chính là thăm khám tại nha khoa. Tùy vào tình trạng ê buốt răng mà bác sĩ sẽ chỉ định tái khoáng, hướng dẫn dùng thuốc điều trị hay can thiệp bằng kỹ thuật nha khoa trong trường hợp răng bị ê buốt do bệnh lý răng miệng.
Đến khám răng tại nha khoa khi răng bị ê buốt
Một số kỹ thuật được áp dụng tại Nha khoa để chữa trị ê buốt răng:
-
Tái khoáng: Là kỹ thuật mà bác sĩ sẽ tiến hành sử dụng các chất fluorine hay calcium cùng các dụng cụ chuyên dụng khác để trám bít vào vị trí răng bị hư tổn, bảo vệ vùng răng ê buốt khỏi những tác nhân tấn công từ bên ngoài.
-
Trám răng: Bác sĩ tiến hành làm sạch vùng răng bị ê buốt vì thường những chỗ đó là nơi có nhiều vi khuẩn gây bệnh sót lại. Sau đó dùng các vật liệu chuyên dụng để trám lên răng, thay thế men răng bị tổn thương để bảo vệ lớp ngà răng nhạy cảm bên trong.
-
Bọc răng sứ: Phương pháp này chỉ áp dụng trong trường hợp men răng bị mài mòn quá nặng, lỗ hổng sâu răng to. Lúc này bác sĩ sẽ mài bớt một lớp men răng ở phía ngoài tạo sự đồng đều tiếp theo đó là chụp mão răng sứ bên trên để bảo vệ toàn bộ răng thật phía bên trong, lúc này răng sẽ không còn khả năng xảy ra ê buốt nữa.
Tuy nhiên với những phương pháp này thường khá tốn kém và mất nhiều thời gian. Đôi khi người bệnh bị ngắt quãng điều trị do không sắp xếp được lịch hẹn. Một số loại thuốc có thành phần hóa học cao nên cần cẩn thận khi sử dụng, dễ gây tác dụng phụ không mong muốn và đôi khi không trị dứt điểm được tình trạng ê buốt bệnh có thể tái phát.
5.4 Cách làm giảm ê buốt răng các phương pháp dân gian
Các cách chữa ê buốt răng dân gian tại nhà bằng là phương pháp đã được nhiều người áp dụng và mang lại hiệu quả khá tốt. Bạn thực hiện một số mẹo như sau:
Trà xanh – Mẹo chữa ê buốt răng đơn giản
Lá trà xanh tươi đã được chứng minh rất giàu các chất catechin, florua, axit tannic và các thành phần khác hỗ trợ cho quá trình hình thành lớp men protein cứng giúp bảo vệ cho răng. Axit tannic ức chế hoạt động của các chất hòa tan canxi. Vì thế, nhai một vài lá trà xanh trong 3- 5 phút sau đó súc miệng lại với nước sạch sẽ có tác dụng ngăn ngừa vi khuẩn, giảm triệu chứng ê buốt răng nhanh chóng. Bạn nên thực hiện 2-3 lần/ ngày để có thể làm giảm ê buốt răng hiệu quả.
Gừng tươi giúp giảm ê buốt răng
Gừng tươi có công dụng giảm ê buốt răng tương tự như trà xanh. Bạn hãy đập dập vừa phải một miếng gừng tươi, già và cắn lên chỗ răng bị nhạy cảm. Để như vậy cho đến khi hết cảm giác đau nhức.
Lá ổi chữa ê buốt răng
Trong lá ổi có chứa chất astringents, là chất có khả năng kháng khuẩn, kháng viêm rất hiệu quả. Lá ổi thường được dân gian sử dụng để chữa trị khi gặp phải các cơn ê buốt răng. Khi có cảm giác ê buốt bạn nhai 1 vài lá ổi có thể giúp bạn cải thiện tình hình này. Ngoài ra, bạn cũng có thể lấy một nhúm lá ổi, không quá già hoặc quá non và 1 thì muối trắng. Đem rửa thật sạch sau đó cho vào nồi đổ ngập nước đun sôi khoảng 5 phút, để nguội và bảo quản trong tủ lạnh dùng dần. Sử dụng nước này để súc miệng ngày 3-4 lần sẽ giảm hiện tượng ê buốt răng.
Lá ổi chữa ê buốt răng
Bên cạnh đó, người bệnh cũng có thể sử dụng một số nguyên liệu tự nhiên khác để làm cách làm giảm ê buốt răng tại nhà như nha đam, tỏi, dầu mè, nước muối... sẽ giúp kháng khuẩn và đồng thời giảm triệu chứng ê buốt tạm thời ở răng.
Tuy nhiên hầu hết các phương pháp dân gian chữa ê buốt chân răng cho tác dụng khá chậm do các hoạt tính kháng khuẩn, chống viêm có chứa trong các loại lá không quá mạnh, vì vậy đôi khi hiệu quả mang lại không như mong đợi. Trong một số trường hợp ê buốt răng do bệnh lý răng miệng gây nên các phương pháp này sẽ không loại bỏ hoàn toàn tận gốc nguyên nhân gây bệnh, khiến bệnh tái lại nhiều lần.
5.5 Chữa ê buốt răng tận gốc, an toàn với Thảo dược Yên Tử
Răng bị ê buốt làm sao hết? Hầu hết những bài thuốc dân gian chỉ có tác dụng tiêu viêm, giảm đau, chống nhiễm trùng,... mà không điều trị tận gốc chứng ê buốt răng. Vậy có cách nào chữa ê buốt răng tận gốc mà an toàn cho mọi đối tượng sử dụng kể phụ nữ có thai, phụ nữ sau sinh và trẻ em không?
Thảo dược Yên Tử chính là câu trả lời hoàn hảo giúp đẩy lùi tận gốc và nhanh chóng các nguyên nhân gây nên tình trạng ê buốt răng hàm, giảm ê buốt răng hiệu quả không những vậy còn an toàn và rất dễ sử dụng. Được bào chế 100% từ các thảo dược quý nên Thảo dược Yên Tử vô cùng lành tính, không gây ra các tác dụng phụ, phù hợp với mọi đối tượng kể cả các đối tượng nhạy cảm nhất.
Thảo dược Yên Tử đẩy lùi cơn ê buốt răng
Khác với các loại dung dịch súc miệng trên thị trường hiện nay hay những mẹo chữa ê buốt răng dân gian, Thảo dược Yên Tử được người Dao bào chế từ cây sâu răng và các loại thảo dược quý hiếm trên dãy núi Yên Tử. Sau khi bào chế sẽ cho ra một loại dung dịch có hoạt chất kháng viêm, khử khuẩn, cực kỳ mạnh mẽ có thể chữa tận gốc mọi căn bệnh liên quan đến răng miệng nguyên nhân gây ra tình trạng răng nhạy cảm ,răng ê buốt khi ăn lạnh nóng... đau nhức khi ăn. Khi sử dụng thảo dược sẽ giúp tiêu viêm giảm đau, tiêu diệt hết các loại vi khuẩn gây bệnh răng miệng, ức chế và tiêu diệt sự phát triển của chúng.
Cách sử dụng cũng vô cùng đơn giản người bệnh chỉ cần dùng Thảo dược Yên Tử súc miệng ngày 2 - 3 lần, mỗi lần 10ml, chỉ sau từ khoảng 2 đến 5 ngày, các hiện tượng ê buốt răng… sẽ nhanh chóng bị đẩy lùi cũng như các bệnh về răng miệng sớm bị tiêu diệt tận gốc, sớm trả lại hàm răng chắc khỏe. Bên cạnh đó, Thảo dược Yên Tử được nghiên cứu và sản xuất dưới dạng dung dịch đóng chai. Do đó, rất thuận tiện cho người sử dụng có thể mang theo mọi lúc mọi nơi. Liên hệ hotline 0899 570 99 để được tư vấn và đặt hàng nhanh chóng nhất.
6. Phòng ngừa bệnh ê buốt răng như thế nào?
Dưới đây là những cách có thể áp dụng giúp phòng tránh sự nhạy cảm của răng cũng như là giảm bớt cảm giác ê buốt răng.
Vệ sinh răng miệng khoa học: Nên chải răng ít nhất 2 lần mỗi ngày sau khi ăn. Nên sử dụng các loại kem đánh đánh răng có thành phần fluoride hoặc là các loại nước súc miệng chống ê buốt răng. Đánh răng bằng nước ấm 30-40 độ C sẽ có thể hạn chế tình trạng ê buốt răng. Bạn cũng có thể sử dụng chỉ tơ nha khoa để giúp loại bỏ các mảng bám thức ăn trên 2 mặt bên của kẽ răng trong khi bàn chải không thể làm được.
Thực hiện một chế độ ăn uống khoa học: Tránh xa các loại thực phẩm, đồ uống chứa nhiều axit. Hạn chế ăn thức ăn quá nóng hoặc lạnh. không ăn quá nhiều thức ăn cay nóng sẽ khiến cho men răng bị mỏng đi dẫn đến tình trạng bị ê buốt chân răng hàm dưới.
Thay vào đó nên ăn các loại thức ăn chứa nhiều chất xơ như các loại hoa quả tươi, rau củ sữa nguyên chất. Các loại thực ăn này giúp cung cấp độ ẩm cho miệng, chống lại axit và vi khuẩn tác động xấu làm mòn men răng. Nước bọt cũng giúp chống lại tác hại của vi khuẩn gây bệnh trong miệng. Vậy nên bạn cũng có thể uống trà xanh, trà đen hoặc nhai các kẹo cao su không đường. Nếu như bạn vừa ăn những thực phẩm có tính axit, đừng nên đánh răng ngay sau khi ăn mà hãy chờ một khoảng thời gian từ tầm 1 giờ hoặc lâu hơn để men răng ổn định trở lại rồi bạn hãy chải răng.
Ăn uống khoa học để có răng chắc khỏe
Tăng cường bổ sung canxi cho cơ thể: Có nhiều vấn đề về răng miệng lại bắt nguồn từ việc thiếu canxi trong cơ thể. Để bổ sung canxi bạn ngoài việc sử dụng các loại thực phẩm giàu canxi như bơ, sữa hoặc là các loại rau xanh như hạnh nhân, bông cải xanh,và các loại quả đậu khô. Thì bạn cũng có thể bổ sung canxi theo đường uông.
Tập bỏ thói quen nghiến răng: Bạn nên tiến hành gặp các bác sĩ chuyên khoa tư vấn tâm lý hoặc các chuyên gia về giấc ngủ để được kiểm tra, xác định xem bạn có mắc chứng ngưng thở khi ngủ hay không và nghiến răng khi ngủ đang ở mức độ nào. Nếu bạn nghiến răng khi ngủ nên mang dụng cụ bảo vệ răng hàm để tránh những tổn thương cho răng do nghiến, siết răng khi ngủ gây ra.
Toàn bộ những thông tin về hiện tượng ê buốt răng (răng nhạy cảm) đã được bài viết gửi đến bạn. Hi vọng với những thông tin trên khi có hiện tượng răng ê buốt bạn sẽ kịp thời trả lời được câu hỏi răng bị ê buốt thì phải làm sao? Nếu thấy có những dấu hiệu của răng nhạy cảm phải chữa trị kịp thời để đảm bảo chất lượng cuộc sống tốt nhất, không bị chứng bệnh này làm phiền.