Tác hại “kinh hoàng” của việc sử dụng thuốc kháng sinh chữa viêm lợi

Thảo dược Yên Tử
26/07/2023

Dùng thuốc kháng sinh chữa viêm lợi có tốt không là thắc mắc của rất nhiều người. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ cho bạn những thông tin về các loại kháng sinh răng lợi và cách chữa viêm lợi an toàn, hiệu quả.

1. Các loại thuốc kháng sinh điều trị viêm lợi

1.1. Nhóm thuốc kháng sinh răng lợi chứa Metronidazol

Công dụng: Thuốc metronidazol được sử dụng để điều trị một loạt các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc kí sinh trùng gây ra như: bệnh lý nhiễm trùng đường tiêu hóa, nhiễm trùng cơ quan sinh sản cho amip và trichomonas, các bệnh nhiễm trùng răng miệng,…

Để tăng thêm hiệu quả trị viêm lợi, Metroniadazol thường được sử dụng kết hợp với Spiramycin, Amoxicillin hoặc Tetracycline.

Liều dùng: Uống thuốc mỗi lần 500mg x 4 lần/1 ngày trong khoảng 7-10 ngày.

Tác dụng phụ: Metronidazol có thể gây ra các tác dụng phụ như đau đầu, ăn không ngon, buồn nôn, táo bón, ợ nóng, co giật,…

Một số thuốc kháng sinh răng lợi có chứa thành phần Metronidazol:

  • Metronidazole Stada.

  • Flagyl.

  • Rodogyl.

1.2. Nhóm thuốc kháng sinh răng lợi Ciprofloxacin

Ciprofloxacin là thuốc kháng sinh chữa viêm lợi hiệu quả, hoạt động bằng cách ức chế enzym gryrase gây cản trở thông tin nhiễm sắc thể (một vật liệu di truyền cần thiết cho chuyển hóa) làm cho vi khuẩn giảm sinh sản một cách nhanh chóng.

Ciprofloxacin tiêu diệt và ức chế sự phát triển của vi khuẩn A.actinomycetemcomitans – Vi khuẩn gây viêm lợi, viêm nướu. Ciprofloxacin được coi là một trong những thuốc có tác dụng mạnh nhất trong nhóm fluoroquinolon.

Liều dùng: Uống mỗi lần 500 – 700mg x 2 lần/1 ngày trong khoảng 7-14 ngày.

Tác dụng phụ: Tác dụng không mong muốn của thuốc Ciprofloxacin chủ yếu là trên dạ dày - ruột, thần kinh trung ương và da. Các tác dụng bất lợi thường gặp bao gồm: đau bụng, buồn nôn, rối loạn tiêu hóa; đau đầu, mệt mỏi, tay chân run rẩy; rối loạn thị lực, thính lực, mất vị giác tạm thời; sốt, mẩn đỏ.

Những người không nên sử dụng thuốc Ciprofloxacin: Phụ nữ đang mang thai và cho con bú, trẻ đang phát triển (dưới 18 tuổi), người cao tuổi, người vận hành máy móc, tàu xe, người có tiền sử động kinh hoặc các tổn thường thần kinh trung ương khác, người bị suy chức năng gan hoặc chức năng thận.

Một số thuốc kháng sinh răng lợi có chứa thành phần Ciprofloxacin: 

  • Dorociplo.

  • Ciprofloxacin 500 mg.

  • Ciprobay 500.

  • Savi Cipro.

1.3. Nhóm thuốc kháng sinh chữa viêm lợi Erythromycin

Erythromycin là thuốc kháng sinh theo đơn dược dùng để điều trị các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn gây ra. Cơ chế hoạt động là giúp ức chế và ngăn chặn sự tăng trưởng của vi khuẩn gram âm, gram dương.

Erythromycin có tác dụng tiêu diệu vi khuẩn gây viêm lợi và giảm sưng đau nhanh chóng. Tuy nhiên, thuốc chỉ hiệu quả với trường hợp bị viêm lợi nhẹ.

Liều dùng: Tùy theo mức độ nặng nhẹ của người bệnh mà nên dùng liều lượng cho phù hợp. Thông thường khoảng 250 – 500mg x 4 lần/1 ngày.

Tác dụng phụ: Erythromycin có thể gây ra các tác dụng phụ như: tiêu chảy, nôn mửa, đau bụng; nổi mề đay; rối loạn nhịp tim; ứ mật trong gan; mất thính giác tạm thời,…

Một số thuốc kháng sinh răng lợi có chứa thành phần Erythromycin: 

  • Erycin 250mg.

  • Erythromycin 250mg.

  • Erythromycin 500mg.

1.4. Nhóm thuốc kháng sinh răng lợi chứa Amoxicillin

Amoxicillin có khả năng giúp giảm đau nhức, sưng viêm và ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn gây viêm lợi. Tuy nhiên, thuốc không tiêu diệt triệt để được vi khuẩn, dẫn tới việc thường xuyên tái phát bệnh viêm lợi.

Liều dùng: Uống mỗi lần 250 – 500mg x 3 lần/ngày trong khoảng 7-10 ngày.

Tác dụng phụ: Một số tác dụng phụ mà thuốc Amoxicillin gây ra bao gồm: Hoa mắt, chóng mặt, đau đầu; buồn nôn, đau bụng, đau dạ dày; nổi mẩn đỏ, sưng hạch, phát ban; vàng mắt, vàng da; chảy máu bất thường ở miệng, mũi, trực tràng hoặc âm đạo, chậm kinh,…

Những người không nên sử dụng thuốc: Người đang sử dụng thuốc tránh thai, phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú, bệnh nhân tăng bạch cầu đơn nhân do nhiễm trùng. Bên cạnh đó, do thuốc được đào thải ra khỏi cơ thể chủ yếu qua nước tiểu, cần sử dụng thuốc thận trọng ở các bệnh nhân có chức năng thận suy giảm.

1.5. Nhóm thuốc kháng sinh răng lợi chứa Azithromycin

Thuốc Azithromycin (Zithromax) là một kháng sinh mới có tác dụng trị viêm lợi bằng cách ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn. Đặc biệt, thuốc có tác dụng giảm sưng, viêm nhanh chóng đối với những người bị viêm lợi do hút thuốc lá.

Liều dùng: Bạn có thể uống mỗi ngày 500mg x 1 lần/1 ngày trong 3 ngày. Hoặc uống trong 5 ngày: Ngày thứ nhất 500 mg x 1 lần/1 ngày, 4 ngày tiếp theo 250mg x 1 lần/1 ngày.

Tác dụng phụ: đau đầu, chóng mặt, mất ngủ; đau bụng, tiêu chảy, phân có máu; đau họng, sốt, phát ban; ù tai, mất vị giác tạm thời,…

Một số thuốc kháng sinh răng lợi có chứa thành phần Azithromycin:

  • Azithromycin 500 mg.

  • Azithromycin 250 mg.

  • Azithromycin 100 mg.

  • Vizicin 125.

  • Azicine.

1.6. Nhóm thuốc kháng sinh răng lợi Clindamycin

Thuốc kháng sinh viêm lợi Clindamycin có khả năng làm ức chế sự tổng hợp protein của vi khuẩn gây viêm lợi, giảm viêm nhiễm, sưng tấy, giảm đau hiệu quả. Tuy nhiên, thuốc có một nhược điểm là không điều trị được tận gốc bệnh viêm lợi.

Liều dùng: Tùy vào tình trạng nặng nhẹ của người bệnh mà dùng liều lượng thuốc cho phù hợp

- Đối với trường hợp viêm lợi nhẹ: Uống 150 – 300mg x 4 lần/1 ngày.

- Đối với trường hợp viêm lợi nặng: Uống 300 – 450mg x 4 lần/1 ngày.

Tác dụng phụ: Thuốc có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn như: khô da, đau rát; đau bụng, tiêu chảy,…

Một số thuốc kháng sinh chữa viêm lợi có chứa thành phần Clindamycin:

  • Clindamycin 150mg.

  • Clindacine.

  • Clindastad 150.

2. Tác hại của việc dùng thuốc kháng sinh chữa viêm lợi

2.1. Gây ra nhiều tác dụng phụ

Thuốc kháng sinh viêm lợi thường gây ra nhiều tác dụng phụ, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe như tiêu chảy, đau bụng, chóng mặt, buồn nôn, chậm kinh hoặc thậm chí có thể gây tử vong nếu bạn lạm dụng quá mức.

2.2. Thuốc kháng sinh tiêu diệt cả những vi khuẩn có lợi

Bên cạnh những vi khuẩn gây hại thì thuốc kháng sinh răng lợi cũng tiêu diệt cả những vi khuẩn có lợi trong cơ thể. Đặc biệt, đối với trẻ em, việc lạm dụng thuốc kháng sinh răng lợi sẽ tiêu diệt vi khuẩn có lợi cho đường ruột, làm tăng nguy cơ thừa cân, béo phì.

2.3. Tăng nguy cơ kháng thuốc

Việc lạm dụng thuốc kháng sinh chữa viêm lợi khiến sự xuất hiện của các vi khuẩn kháng thuốc như: tụ cầu kháng methicilline; phế cầu kháng penicilline; khuẩn salmonela đa kháng với choramphenicol, ampicillin, cotrimoxazole... Sự xuất hiện của các vi khuẩn này gây nguy hiểm nghiêm trọng đến tính mạng của con người.

3. Bài thuốc chữa viêm lợi dứt điểm không cần dùng kháng sinh răng lợi

Cách dùng kháng sinh điều trị viêm lợi gây ra nhiều tác dụng phụ không mong muốn với sức khỏe. Vì vậy, cần có biện pháp điều trị viêm lợi có tác dụng chữa bệnh vừa hiệu quả, vừa an toàn, lành tính hơn.

Sử dụng Thảo dược Yên Tử là cách chữa viêm lợi tốt nhất hiện nay. Chỉ từ 2-5 ngày sử dụng, những triệu chứng viêm lợi khó chịu, đau nhức mà bạn gặp phải sẽ hoàn toàn biến mất.

Sở dĩ Thảo dược Yên Tử có thể đánh bay chứng viêm lợi nhanh chóng vì thành phần chính của sản phẩm là rễ, vỏ và lá của một loài cây có tên là cây “sâu răng” của đồng bào người Dao dưới chân núi Yên Tử.

 

Thuốc có tác dụng giảm đau nhờ chất kích dẫn hệ thần kinh trung ương, sát khuẩn, tiêu viêm, bảo vệ răng miệng và điều trị các bệnh viêm răng miệng rất tốt. Đồng thời, thuốc làm dịu các vết thương, chống viêm sưng, và điều trị các vết loét.

Thảo dược Yên Tử được bào chế 100% từ các thành phần tự nhiên nên rất an toàn, không gây tác dụng phụ, không ảnh hưởng tới chức năng gan, thận như các thuốc Tây y. 

Bên cạnh đó, thuốc có tác dụng tại chỗ trong khoang miệng, không ảnh hưởng đến chức năng gan thận, không hấp thu vào máu, sữa mẹ hay qua tuần hoàn thai nhi nên có thể sử dụng cho phụ nữ mang thai và cho con bú, có thể sử dụng hằng ngày. 

Bài viết trên đã chia sẻ những thông tin về kháng sinh răng lợi và cách chữa viêm lợi an toàn, hiệu quả mà không cần dùng kháng sinh. Chúc bạn và gia đình có thật nhiều sức khỏe!

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
199.000đ

4 lý do nên dùng Thảo Dược Yên Tử trị bệnh răng miệng

  • Cao Kỳ Chàm Cho hiệu quả nhanh
  • Sở Y Tế cấp phép
  • Nguyên liệu Thảo dược, an toàn cho bà bầu, trẻ nhỏ.
  • Dễ Dùng Tiện Dụng, Chỉ Bằng Cách Súc Miệng Từ 5-10 Phút
  • Thông tin bài thuốc

Đặt mua thuốc Thảo Dược Yên Tử

Nhận thuộc thanh toán tại nhà.
Chúng tôi có hơn 60 đại lý trên toàn quốc, đảm bảo gửi thuốc nhanh nhất cho bạn

    • Tags: