Tại sao khi ăn đồ lạnh, chua lại bị ê buốt răng? Đó có thể là do bệnh lý hoặc thói quen vệ sinh răng miệng chưa đúng cách. Để giải đáp cụ thể về thắc mắc này, bạn hãy cùng tham khảo bài viết sau.
Răng bị ê buốt khi ăn đồ lạnh, chua nguyên nhân do đâu?
Vì sao ăn đồ lạnh, chua răng bị ê buốt? Đó có thể là bệnh lý nguy hiểm hoặc do răng quá nhạy cảm. Dù là lý do gì đi chẳng nữa bạn cũng nên đi khám nha khoa sớm để được bác sĩ chẩn đoán nguyên nhân cụ thể.
Nguyên nhân khiến răng bị ê buốt khi uống đồ lạnh, chua thường do:
Thói quen nghiến răng
Nhiều người có thói quen nghiến răng, điều đó khiến cho men răng bị mòn dần theo thời gian. Nếu không được khắc phục sớm sẽ khiến cho ngà răng bị nhạy cảm và có cảm giác ê buốt khi uống đồ lạnh hay chua.
Chà xát mạnh khi đánh răng
Việc chải răng quá mạnh lâu ngày sẽ gây mòn men răng và ảnh hưởng tới nướu, tác động tới dây thần kinh cảm giác. Vì vậy, nên chải răng nhẹ nhàng bằng bàn chải lông mềm.
Sử dụng các loại kem đánh răng có chất tẩy trắng
Nguyên nhân khiến bạn có cảm giác ê buốt khi uống đồ lạnh và chua còn do sử dụng các loại nước súc miệng có chứa cồn.
Do cao răng
Cao răng được hình thành do các axit làm mất đi lớp men răng và khiến răng trở nên yếu hơn khi không có men răng bảo vệ.
Mắc các bệnh lý về răng miệng
Viêm nha chu, sâu răng, viêm nướu lợi... là những bệnh khiến cho răng trở lên nhạy cảm. Khi nướu bị ảnh hưởng sẽ khiến răng trở nên nhạy cảm hơn khi tiếp xúc với các loại đồ uống lạnh, chua.
Đau buốt răng khi ăn đồ lạnh có thể do răng nhạy cảm
Răng bị ê buốt khi ăn đồ lạnh, chua phải làm gì?
Răng bị ê buốt khi ăn đồ lạnh, chua có thể gây ra các bệnh lý nguy hiểm về răng miệng. Vì vậy, khi gặp tình trạng này bạn nên điều trị dứt điểm càng sớm càng tốt.
Thay đổi thói quen ăn uống và chăm sóc răng miệng
Chăm sóc răng miệng đúng cách: Khi răng bị ê buốt do ăn đồ lạnh, chua bạn nên lựa chọn loại bàn chải có lông mềm và chải răng đúng cách. Nên đánh răng 2 - 3 lần mỗi ngày và chải răng nhẹ nhàng. Tuyệt đối không được đánh răng sau khi ăn, vì sẽ gây ảnh hưởng tới men răng. Thời gian tốt nhất để đánh răng sau ăn là 30 phút.
Sử dụng các loại kem đánh răng cho răng nhạy cảm: Nên lựa chọn loại kem đánh răng dành cho răng bị ê buốt để bảo vệ răng khỏi kích thích lạnh. Các loại kem đánh răng dành cho răng nhạy cảm thường chứa thành phần fluor.
Điều chỉnh chế độ ăn uống: Để khắc phục tình trạng răng bị ê buốt bạn cũng nên tránh các loại thực phẩm có tính axit như chanh, giấm, đồ uống có cồn.
Không nên sử dụng các loại đồ chua như chanh để tránh ê buốt răng
Áp dụng mẹo dân gian trị răng ê buốt
Bên cạnh đó, bạn có thể áp dụng một số mẹo trị răng ê buốt tại nhà đơn giản dưới đây:
Dùng rượu cau: Công dụng trị viêm lợi, giảm ê buốt răng hiệu quả. Sau khi vệ sinh răng miệng sạch sẽ, bạn ngậm rượu cau khoảng 20 phút. Thực hiện 2 - 3 lần mỗi ngày sẽ thấy triệu chứng ê buốt giảm dần.
Sử dụng tỏi: Tỏi có chứa allicin và florua giúp bảo vệ răng khỏi những tác động từ bên ngoài giúp tránh được tình trạng răng bị đau nhức, ê buốt. Cách thực hiện rất đơn giản, bạn chỉ cần thái tỏi thành từng lát mỏng và đắp lên vùng răng bị ê buốt 2 - 3 lần/ngày. Hoặc có thể giã nát tỏi và đắp lên vị trí răng bị ê buốt.
Việc dùng tỏi và rượu cau trị răng ê buốt chỉ thích hợp với những trường hợp bệnh nhẹ và cần phải thực hiện kiên trì mới có hiệu quả. Đặc biệt, nếu dùng không đúng cách có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm tới sức khỏe.
Thảo dược Yên Tử - Trị dứt điểm răng ê buốt khi uống đồ lạnh, chua
Sử dụng thảo dược Yên Tử sẽ giúp bạn thoải mái thưởng thức những món đồ uống lạnh, chua yêu thích, mà không lo ê buốt răng. Thảo dược Yên Tử có chứa thành phần kháng thể Indirubin được chiết xuất từ rễ cây của các loại thảo dược.
Sử dụng thảo dược Yên Tử để bảo vệ sức khỏe răng miệng
Sản phẩm có tác dụng làm dịu cơn đau, giảm nồng độ vi khuẩn gây đau nhức răng, sát khuẩn và ngăn ngừa chảy máu chân răng. Sau khi đánh răng sạch sẽ, bạn chỉ cần lấy một lượng vừa đủ siro thảo dược Yên Tử súc miệng khoảng 10 phút và nhổ đi.
Như vậy, khi đọc tới đây chắc hẳn bạn đã giải đáp được cho mình thắc mắc tại sao khi ăn đồ lạnh, chua lại bị ê buốt răng rồi chứ? Hy vọng với những thông tin hữu ích ở trên sẽ giúp bạn có cách phòng tránh và điều trị dứt điểm chứng ê buốt răng.