Bệnh nhiệt miệng: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Thảo dược Yên Tử
26/07/2023

Bệnh nhiệt miệng là một bệnh lành tính nhưng rất phổ biến với tỷ lệ mắc trong cộng đồng rất cao. Nhiệt miệng không gây nguy hiểm cho người bệnh nhưng lại gây đau đớn và cản trở trong việc giao tiếp, ăn uống. Vậy nhiệt miệng là bệnh gì? Nguyên nhân nào dẫn đến nhiệt miệng? Phân biệt như thế nào với bệnh khác và phương pháp chữa trị ra sao? Tất cả những thắc mắc này sẽ được giải đáp trong bài viết sau đây.

1. Bệnh nhiệt miệng là gì?

Nhiệt miệng, tên khoa học là aphthous ulcer (Loét Áp - tơ), trong y học cổ truyền thuộc chứng bệnh Khẩu cam, là một bệnh tự miễn thường gặp. Ban đầu, bệnh hình thành ở mức độ nhẹ, xuất hiện các nốt nhỏ tại niêm mạc trong miệng, sau một vài ngày sẽ tự động vỡ ra tạo nên các vết loét. Các vết loét này không lan rộng ra các vị trí khác và tự lành sau một thời gian. Tuy nhiên sau đó liên tục tái phát ở mức độ nặng dần lên, lâu khỏi hơn gây khó chịu cho người bệnh.

Hình ảnh nhiệt miệng khi vết loét đã lan ra khá rộng

Bệnh nhiệt miệng mang tính cơ địa, mức độ mắc bệnh ở mỗi người khác nhau, có người không bao giờ bị nhiệt miệng (chiếm tỷ lệ 86% dân số), có người ít mắc, mắc ở mức độ nhẹ (chiếm tỷ lệ 12% dân số), nhưng có người thường xuyên tái phát ở mức độ rất nặng (tỷ lệ 2% dân số). Trên cùng một cơ thể, tùy theo tình trạng sức khỏe, chế độ sinh hoạt, làm việc, có thời điểm chỉ có mảng loét nhỏ, tự khỏi rất nhanh, nhưng cũng có thời điểm mảng loét lớn, loét rộng, loét ở nhiều điểm trong khoang miệng gây đau đớn, ăn uống khó khăn, không thể ăn uống bình thường, cơ thể suy nhược. Dù có uống thuốc trị loét miệng hay thuốc bôi nhiệt miệng nhưng tình trạng không cải thiện nhiều. 

2. Nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ gây nhiệt miệng

Đến nay, bệnh nhiệt miệng vẫn chưa được y học tìm ra nguyên nhân chính xác mà chỉ xác định được các yếu tố khiến người bệnh mắc phải và tái phát liên tục. Một số yếu tố có thể kể đến như:

2.1 Suy giảm chức năng gan

Gan là bộ phận quan trọng có nhiệm vụ thanh lọc, đào thải các chất độc trong cơ thể. Do đó, khi gan hoạt động yếu sẽ gây ra tình trạng tích tụ độc tố trong cơ thể nhất là khi tích tụ ở miệng, niêm mạc mỏng gây ra các bọng nước, khi vỡ tạo nên vết loét miệng.

2.2 Hệ miễn dịch suy yếu

Vùng miệng là nơi tiếp xúc nhiều với môi trường bên ngoài, do đó vi khuẩn, vi rút dễ dàng xâm nhập gây nên các bệnh tại miệng và các bộ phận khác. Đặc biệt là khi hệ miễn dịch suy yếu, kháng thể không đủ để chống lại vi khuẩn khiến chúng nhanh chóng sinh sôi, làm tổn thương niêm mạc miệng gây lở loét khoang miệng. Đây là nguyên nhân gây loét miệng mà người bệnh ít để ý đến.

2.3 Mắc bệnh răng miệng

Khi con người mắc các bệnh răng miệng thì kháng thể không đủ để bảo vệ vùng miệng. Đây chính là một trong những nguyên nhân khá phổ biến gây nên những tổn thương và viêm loét miệng.

Trẻ em là đối tượng dễ bị nhiệt miệng và các vấn đề về răng miệng khác

2.4 Thiếu hụt chất dinh dưỡng

Khi cơ thể thiếu hụt các vi chất đặc biệt là các loại vitamin, kẽm, sắt,...sẽ gây nên tình trạng nhiệt miệng kéo dài, khiến người bệnh mệt mỏi, khó chịu.

2.5 Một số nguyên nhân khác

Ngoài các nguyên nhân khách quan thì một số nguyên nhân bị nhiệt miệng thường xuyên đó là do con người tự gây ra như va chạm mạnh giữa miệng với các đồ vật khác, tự cắn phải niêm mạc trong miệng khi nhai,... Sử dụng nhiều thực phẩm cay, nóng, chất kích thích (rượu, cà phê, thuốc lá,...), làm việc căng thẳng, stress, bị rối loạn nội tiết tố cũng sẽ bị nhiệt miệng nặng, tái phát liên tục.

3. Biểu hiện và tiến triển của bệnh nhiệt miệng

Bệnh nhiệt miệng thường do tự phát, cũng có thể là một triệu chứng của bệnh khác, tuy nhiên, mức độ nặng, nhẹ của mỗi người là khác nhau. Vậy nên, cần lưu ý đến những biểu hiện và tiến triển của bệnh nhiệt miệng.

Biểu hiện của bệnh nhiệt miệng rất dễ quan sát, thường sẽ có những nốt mụn nước nhỏ trong miệng, khi vỡ để lại vết thương hở trên niêm mạc miệng, thường có màu trắng ngà, viền màu đỏ tươi, có hình tròn hoặc hình bầu dục, mỗi vết loét miệng thường có đường kính 2-10mm. Khi cử động miệng, nói, ăn uống ở vết loét sẽ rất đau.

Những vị trí thường có hiện tượng bị loét khoang miệng như đầu lưỡi, hai bên lưỡi, bên trong môi trên, môi dưới, hai bên trong má,...Các vết loét ở vùng có nước bọt mới được gọi là nhiệt miệng còn ngoài vùng có nước bọt tiếp xúc thì không phải.

Bệnh nhiệt miệng được xem là lành tính vì không có biểu hiện sốt, không sưng hạch vùng lân cân, không bị lan rộng và tự khỏi, không để lại sẹo. Trong y học không có nhiều nghiên cứu về loại bệnh này, tuy nhiên ở một số trường hợp miệng bị loét sâu, tái phát liên tục có để lại vết sẹo khiến cho miệng khó há to, gây khó khăn cho người bệnh.

4. Một số bệnh về răng miệng khác thường bị nhầm lẫn với nhiệt miệng

4.1 Bệnh tưa lưỡi

Bệnh tưa lưỡi (một số vùng quê gọi là đẹn) thường xuất hiện ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 1 tuổi, có một số trẻ em trên 10 tuổi cũng mắc bệnh này. Bệnh do một loại nấm cơ hội tên Candida albicans gây ra, loại nấm này luôn hiện diện trong cơ thể người. Khi trẻ có sức đề kháng kém, vệ sinh không tốt sẽ phát triển mạnh gây nên những vết trắng loang lớn trên lưỡi hoặc cũng có thể bị lây nhiễm từ mẹ sang con trong khi sinh.

Bệnh tưa lưỡi khác với bệnh nhiệt miệng, thường xuất hiện ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 1 tuổi

4.2 Lưỡi bản đồ

Lưỡi bản đồ cũng là bệnh lành tính, không gây khó khăn khi giao tiếp, ăn uống của người bệnh, trường hợp người bị nặng sẽ ảnh hưởng đến vị giác. Đối tượng mắc bệnh thường ở độ tuổi trẻ trên 10 tuổi và người lớn. Nguyên nhân gây bệnh chưa được xác định rõ và hiện chưa có thuốc điều trị bệnh, bệnh này thường tự phát và tự khỏi. Khi người bệnh bị viêm loét quá nặng thì chỉ cần thuốc giảm đau, thuốc kháng viêm thông thường.

4.3 Ung thư lưỡi

Ung thư lưỡi thường gặp là do sự biến đổi ác tính biểu bì mô phủ lưỡi hoặc các mô liên kết cấu trúc lưỡi hình thành nên. Chẩn đoán ung thư phải được dựa trên kết quả sinh thiết tế bào.

4.4 Bệnh chân tay miệng

Bệnh chân tay miệng do virus Coxsackie 16 gây ra thường lành tính, bệnh sẽ tự khỏi sau vài ngày. Tuy nhiên cũng có một tuýp virus nguy hiểm hơn đó là virus Entero 71, tuýp này gây nên biến chứng ở tim, phổi và não.  Bệnh chân tay miệng thường là bệnh lành tính, nếu không gây biến chứng thì có thể tự khỏi. Bệnh lây nhiễm qua đường tiêu hóa, phân - miệng, thực phẩm, tay bẩn, hô hấp,...

5. Các phương pháp chữa trị bệnh nhiệt miệng

Có nhiều cách để chữa trị bệnh nhiệt miệng như bổ sung thêm thực phẩm tăng đề kháng cơ thể, uống thuốc, bôi thuốc theo đơn kê của bác sĩ,... Đa số, người mắc bệnh nhiệt miệng xem đây là chứng bệnh thông thường, không đáng lo ngại. Sau đây là một số phương pháp mà người bệnh có thể tham khảo:

5.1 Dùng thuốc bôi tạo màng ngăn

Dùng thuốc bôi loét miệng tạo màng ngăn chính là hình thức bôi thuốc trực tiếp vào vết loét trong miệng. Lúc này, khi thuốc gặp nước bọt sẽ tạo nên một lớp màng ngăn cách với dịch thức ăn, nước bọt trong thời gian từ 6 đến 8 tiếng đồng hồ. Sau thời gian đó, người bệnh phải bôi lại để ức chế hiện tượng tái phát, vết thương nhiễm khuẩn.

Loại thuốc bôi nhiệt miệng này có tác dụng kháng viêm tại chỗ, giúp cho vết loét nhanh lành hơn, giảm đau đớn cho người bệnh. Các loại thuốc đang được bán nhiều ngoài quầy thuốc là Sunfamethoxazon, Trimethoprim, Serathiopeptit, hoạt chất tạo màng ngăn…

Nhược điểm khi dùng thuốc bôi tạo màng ngăn: Người bệnh sẽ không được ăn uống ngay sau khi bôi thuốc. Nên chờ thuốc khô sau từ 1 đến 2 giờ đồng hồ.

5.2 Kết hợp uống thêm vitamin

Bổ sung vitamin cho cơ thể là một điều cần thiết đối với bệnh nhân thường bị loét miệng tái phát liên tục. Những loại vitamin có tác dụng ngăn ngừa nhiệt miệng có thể kể đến như B1, B12,... nên bổ sung thường xuyên bằng cách ăn thức ăn có chứa nhiều loại vitamin này như cá mòi, cá hồi, thịt bò, gan động vật, ngũ cốc,... hoặc có thể sử dụng vitamin uống trong vòng 6 tháng liên tục theo liều lượng bác sĩ kê.

Nhược điểm: Phương pháp này mang tính chất bổ sung, phòng tránh nhiệt miệng, không có tác dụng chữa nhiệt miệng hiệu quả ngay.

Bổ sung vitamin đường uống giúp tăng cường hệ miễn dịch

5.3 Bổ sung thực phẩm làm tăng chức năng gan

Như đã kể đến, gan suy yếu cũng là nguyên nhân gây ra bệnh nhiệt miệng, vì thế, cần bổ sung thực phẩm làm tăng chức năng gan như ăn các loại rau mầm, rau họ cải, táo, bơ, nghệ,... Ngoài ra, cần kiểm tra sức khỏe thường xuyên để đảm cơ thể khỏe mạnh.

Nhược điểm: Sử dụng phương pháp này, người bị bệnh nhiệt miệng cần phải tham khảo ý kiến bác sĩ để  bổ sung thuốc điều trị.

5.4 Kháng sinh - thuốc nhiệt miệng hiệu quả

Những người bị nhiệt miệng nặng, loét rộng, sâu, tái phát liên tục rất có thể bị nhiễm liên cầu khuẩn. Vì vậy, cần tới bệnh viện khám, kiểm tra, làm các xét nghiệm y khoa cụ thể để xác định chính xác. Khi này các bác sĩ sẽ kê đơn thuốc nhiệt miệng có thành phần kháng sinh cho người bệnh. Thông thường, khi bị nhiệt miệng lâu ngày, người bệnh thường hỏi y sĩ ở quầy thuốc xem bị nhiệt miệng uống thuốc gì, tuy nhiên người bệnh vẫn nên lưu ý không nên tự ý sử dụng kháng sinh khi chưa có chỉ định từ bác sĩ.

Nhược điểm khi sử dụng thuốc kháng sinh trị nhiệt miệng: Tự ý sử dụng kháng sinh có thể gây kích ứng cho cơ thể, hoặc làm ảnh hưởng đến chức năng gan, dạ dày. Vì thế, cần lưu ý đến phương pháp này.

5.5. Cách chữa nhiệt miệng bằng thay đổi chế độ ăn uống

Ăn uống khoa học là một cách để tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng chống lại vi khuẩn, virus gây nhiệt miệng. Vậy nhiệt miệng nên ăn gì để nhanh khỏi? Rau xanh, ngũ cốc, uống nhiều nước nên được ưu tiên lựa chọn để độc tố trong cơ thể được đào thải ra ngoài nhanh, giúp khoang miệng luôn sạch sẽ, không bị vi khuẩn tấn công.

Nhược điểm: Cách làm này phải trải qua một quá trình thực hiện lâu dài, không phải chỉ ngày một ngày hai là có thể chữa khỏi nhiệt miệng được.

5.6.  Chữa nhiệt miệng bằng các thực phẩm từ thiên nhiên

  • Mật ong: Có công dụng kháng khuẩn, kháng viêm và giúp phục hồi tổn thương. Dó đó khi bị nhiệt miệng bạn có thể dùng mật ong bôi trực tiếp lên vết loét từ 2 đến 3 lần mỗi ngày và để yên trong vài giờ đồng hồ. Lưu ý: Mật ong có tính nóng nên khi bị nhiệt miệng không nên pha cùng nước và dùng bằng đường uống.

  • Sữa chua: Đây là loại thực phẩm có chứa nhiều lợi khuẩn vì thế, bạn nên bổ sung hàng ngày để lợi khuẩn giúp chữa lành vết loét trong miệng này.

  • Đá lạnh: Khi vết loét bị sưng đau, bạn có thể chườm đá lạnh trực tiếp vào để giảm máu đến vùng bị nhiệt khiến cho vết thương đỡ đau và sưng hơn.

  • Bã chè khô: Trong bã chè khô có chứa nhiều chất hỗ trợ làm lành các vết nhiệt miệng như Tannin, do đó khi có xuất hiện các vết loét trong miệng, có thể đắp trực tiếp bã chè khô vào.

Nhược điểm: Những thực phẩm để chữa nhiệt miệng kể trên mang tính chất truyền miệng chỉ mang tính tham khảo, không nên phụ thuộc hoàn toàn khi mắc bệnh nhiệt miệng.

5.7. Sử dụng thuốc thảo dược súc miệng

Những phương pháp trị loét miệng nêu trên có tác dụng hỗ trợ làm giảm đau đớn, làm tiêu viêm chứ không có tác dụng chữa nhiệt miệng. Một phương pháp gần đây đang được người dân tin dùng, chọn mua sản phẩm để tủ thuốc tại nhà đó chính là Thuốc trị nhiệt miệng Thảo dược Yên Tử.

Thuốc trị nhiệt miệng Thảo dược Yên Tử được người Dao Thanh Y bào chế từ 100% thảo dược quý hiếm ở chân núi Yên Tử. Các loại thảo dược sau khi thu hoạch sẽ được ngâm rửa sạch sẽ, khử men. Sau đó mang đi cắt lát, sấy khô ở môi trường thích hợp. Những loại dược liệu này sẽ phát huy công dụng chữa bệnh khi được ngâm với dung môi chứa ethanol và nước. Sau một thời gian ngâm vừa đủ, các hoạt chất có tính chất sát khuẩn, tiêu viêm có trong phần dược liệu được tách ra hòa cùng với dung môi tạo thành một hỗn hợp dung dịch dạng lỏng có tác dụng chữa nhiệt miệng.

Thuốc trị nhiệt miệng Thảo dược Yên Tử được bào chế từ 100% thảo dược quý hiếm

Khi bị nhiệt miệng, mỗi ngày, người bệnh chỉ cần sử dụng 3 lần, mỗi lần lấy một lượng vừa phải, ngậm trong miệng 2 đến 5 phút, sau đó nhổ ra. Các hoạt chất trong Thuốc trị nhiệt miệng Thảo dược Yên Tử sẽ giúp sát khuẩn khoang miệng, giúp giảm đau, tiêu viêm. Sử dụng liên tục từ 3 đến 5 ngày, bệnh nhiệt miệng sẽ khỏi hoàn toàn tùy theo thể trạng và cơ địa người bệnh. Đặc biệt, người bệnh không cần phải súc lại miệng sau khi sử dụng thuốc. Trong quá trình sử dụng thuốc, bạn vẫn ăn uống bình thường, hạn chế đồ cay, nóng, chất kích thích, ...

Cụ thể về công dụng của thuốc trị nhiệt miệng Thảo dược Yên Tử, có thể chữa tất cả các bệnh trong khoang miệng như: lở loét miệng, viêm loét miệng, loét niêm mạc miệng, loét khoang miệng, loét mép miệng, loét vòm miệng, lở loét miệng lưỡi,...Loại thuốc này có tác dụng chống viêm, kháng lại vi khuẩn, bảo vệ khoang miệng, ngăn ngừa nhiễm trùng tái phát, giảm đau bề mặt viêm loét, làm lành nhanh chóng vết thương.

Đặc biệt, thuốc trị nhiệt miệng Thảo dược Yên Tử được tinh chế hoàn toàn từ dược liệu quý, an toàn nên bất cứ bà bầu, trẻ nhỏ, người đang cho con bú, người cao tuổi,.. đều có thể sử dụng. Thuốc được đóng chai nắp vặn tiện dụng cho người sử dụng, có thể mang theo balo, hành lý khi di chuyển đường dài.

6. Phòng ngừa bị nhiệt miệng như thế nào?

Bị nhiệt miệng khiến cho người bệnh cảm thấy khó chịu và mệt mỏi. Đặc biệt là trẻ bị viêm loét miệng là đối tượng chịu nhiều ảnh hưởng bởi gây nên tình trạng bỏ ăn, thiếu hụt dinh dưỡng dẫn đến sụt cân. Vì thế người bệnh nên áp dụng một số cách phòng ngừa bị nhiệt miệng giúp cơ thể khỏe mạnh hơn như:

6.1 Giữ gìn vệ sinh răng miệng

Vệ sinh răng kém, không đúng cách là nguyên nhân khiến cho vi khuẩn xâm nhập gây viêm loét khoang miệng. Do đó, bạn nên đánh răng hai lần một ngày kèm theo sử dụng dung dịch sát khuẩn, làm sạch khoang miệng, đặc biệt trong trường trẻ bị nhiệt miệng, cha mẹ cần hỗ trợ bé vấn đề này thật tốt.

6.2 Thực hiện chế độ ăn uống hợp lý, khoa học

Thực hiện chế độ ăn uống khoa học giúp tăng cường hệ miễn dịch, tăng cường sức đề kháng, khi đó, vi khuẩn, virus sẽ không xâm nhập vào cơ thể. Tăng cường ăn nhiều hoa quả, thực phẩm có vitamin C và chất xơ như ổi, cam, cà chua, dâu tây… Các loại trái cây này tăng tính mát cho cơ thể lại giúp làm đẹp da. Hạn chế ăn trái cây có màu vàng sậm, ngọt lịm như mít, nhãn, vải,...vì đây là các loại trái cây gây nóng trong người.

Ưu tiên ăn các loại rau củ khi bị nhiệt miệng

Nhiệt miệng uống gì? Nến uống đủ 2l nước mỗi ngày để cơ quan bài tiết hoạt động tốt, đào thải chất nóng, độc hại trong cơ thể. Ngoài ra nên uống thêm nước trà xanh bởi trong trà xanh có hoạt chất kháng oxy hóa giúp thu ngắn thời gian phát tán của siêu vi. Hạn chế ăn đồ cay, nóng, chiên, xào mà thay vào đó là đồ hấp, luộc. Tránh đồ có cồn, có gas, cafein để vết thương hở nhanh chóng lành.

6.3 Tránh kích ứng vùng miệng

Niêm mạc ở miệng rất mỏng, nhất là khi bị nhiệt miệng ở lưỡi, cần tránh va chạm, làm tổn thương gây nên viêm loét. Nên chọn loại bàn chải lông mềm, đánh răng đúng cách, hoặc khi ăn uống nên nhai từ từ, chậm rãi để tránh vô tình làm tổn thương miệng.

6.4 Phòng nhiệt miệng bằng cách giữ tinh thần thoải mái

Theo nhiều nghiên cứu khi người bệnh làm việc căng thẳng, lo lắng nhiều thì tình trạng nhiệt miệng sẽ liên tục tái phát, mức độ nặng tăng lên. Vì thế, để phòng ngừa nhiệt miệng, hãy giữ tinh thần thoải mái, thư thái. Khi bị nhiệt miệng, đừng lo lắng, tự tạo áp lực cho bản thân, bởi điều đó khiến tình trạng của bạn nặng hơn, vết thương lâu lành hơn.

Toàn bộ thông tin trên đã cung cấp cho bạn kiến thức về bệnh nhiệt miệng, nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị đơn giản, hiệu quả nhất. Nếu bạn đang bị nhiệt miệng, có biểu hiện của nhiệt loét khoang miệng hãy gọi đến số 0899 570 999 để đặt ngay một chai Thuốc trị nhiệt miệng Thảo dược Yên Tử chỉ với giá 199.000VNĐ nhé!

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
199.000đ

4 lý do nên dùng Thảo Dược Yên Tử trị bệnh răng miệng

  • Cao Kỳ Chàm Cho hiệu quả nhanh
  • Sở Y Tế cấp phép
  • Nguyên liệu Thảo dược, an toàn cho bà bầu, trẻ nhỏ.
  • Dễ Dùng Tiện Dụng, Chỉ Bằng Cách Súc Miệng Từ 5-10 Phút
  • Thông tin bài thuốc

Đặt mua thuốc Thảo Dược Yên Tử

Nhận thuộc thanh toán tại nhà.
Chúng tôi có hơn 60 đại lý trên toàn quốc, đảm bảo gửi thuốc nhanh nhất cho bạn

    • Tags: