Bệnh sâu răng: Nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp điều trị hiệu quả

Thảo dược Yên Tử
26/07/2023

Sâu răng là bệnh lý về răng miệng phổ biến hàng đầu hiện nay và bất cứ ai cũng có nguy cơ bị. Bệnh thường gây nên tình trạng đau nhức, khó chịu và gây cản trở nhiều cho người bệnh. Nếu không được phát hiện và điều trị sẽ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm. Vậy sâu răng là bệnh gì? Nguyên nhân gây bệnh và các cách điều trị hiệu quả, đơn giản? Hãy cùng bài viết sau đây tìm hiểu rõ hơn nhé!

1. Sâu răng là bệnh gì? 

Sâu răng (Dental Caries) là tình trạng tổn thương mất mô cứng hình thành các lỗ hổng nhỏ ở răng, đây là kết quả do quá trình hủy khoáng bởi hoạt động của vi khuẩn ở các mảng bám. Bệnh sâu răng là một trong những vấn đề về sức khỏe răng miệng phổ biến nhất thế giới và bất kỳ ai cũng có nguy cơ bị sâu răng.

Nếu bệnh sâu răng không được phát hiện và điều trị kịp thời các lỗ sâu sẽ lớn dần, tình trạng bệnh ngày càng trầm trọng và ảnh hưởng đến các lớp sâu hơn phía trong răng. Dẫn tới đau răng nghiêm trọng, gây nhiễm trùng và gãy răng.

Sâu răng dẫn tới nhiều nguy cơ về sức khỏe răng miệng, đặc biệt có thể gây mất răng

2. Các giai đoạn của bệnh sâu răng

Các triệu chứng và dấu hiệu của sâu răng là khác nhau, tùy thuộc vào vị trí, cũng như mức độ của chúng. Khi mới bắt đầu bị, người bệnh có thể không cảm thấy có bất kỳ triệu chứng nào. Khi bệnh tiến triển nặng hơn, nó có thể gây ra các triệu chứng hay dấu hiệu như đau răng, đau tự phát hoặc đau mà không có nguyên nhân rõ ràng, răng lúc này trở nên nhạy cảm, dễ ê buốt. Bệnh sâu răng phát triển liên tục từ nhẹ đến nặng, trải qua các giai đoạn phát triển như sau:

Giai đoạn 1: Sâu men răng

Sâu men răng là hiện tượng men răng bị mất khoáng do vi khuẩn sâu răng tạo ra một vùng tổn thương rõ rệt trên bề mặt răng bắt đầu bị ăn mòn. Lúc này, răng có màu đen hoặc nâu rất dễ nhìn thấy. Khi ăn các đồ ăn quá nóng hoặc lạnh, bệnh nhân sẽ có cảm giác ê buốt và đau nhức ở mức độ nhẹ.

Giai đoạn 2: Sâu ngà răng

Sâu ngà răng là hiện tượng các lỗ sâu xuất hiện ngày càng nhiều, các lỗ hổng này to ra, ăn sâu vào trong và phá hủy nhanh chóng phần còn lại của men răng. Đến giai đoạn này, bệnh nhân sẽ cảm nhận rõ rệt về các cơn đau nhức khi thức ăn bị nhét vào lỗ sâu, đồ ăn nóng, lạnh bất thường. Lúc này bệnh nhân phải đến ngay nha khoa để được bác sĩ tư vấn và điều trị.

4 giai đoạn tiến triển của bệnh sâu răng

Giai đoạn 3: Viêm tủy

Giai đoạn này vi khuẩn tấn công sâu vào tận tủy dẫn đến viêm tủy và gây nhiều khó khăn trong sinh hoạt. Giai đoạn viêm tủy có thể  gây ra nhiều các biến chứng nguy hiểm như lỗ sâu ngày càng to, thức ăn bị nhét vào trong lỗ hổng, đau nhức có mức độ tăng dần với tần suất ngày càng dày, nhiễm trùng dẫn tới  áp xe răng, viêm nướu, răng lung lay, viêm xương hàm và nguy cơ mất răng cao.

Giai đoạn 4: Chết tủy và hoại tử

Giai đoạn này răng bị viêm tủy nặng, vi khuẩn tích tụ nhiều gây tình trạng tổn thương chân răng, xương ổ răng và những vùng quanh chóp. Ở giai đoạn này vi khuẩn hoạt động mạnh gây áp xe, chết tủy. Bệnh nhân sẽ gặp các cơn đau dữ dội phải sử dụng đến thuốc giảm đau, sưng mặt, và là nguyên nhân gây nên hiện tượng tiêu xương dẫn đến mất răng. Một số trường hợp răng chết tủy, hoại tử nặng, không được điều trị kịp thời gây biến chứng nguy hiểm. 

3. Nguyên nhân gây bệnh sâu răng

Mặc dù sâu răng là bệnh lý khá phổ biến nhưng không phải ai cũng có hiểu biết chính xác về nguyên nhân gây ra bệnh này. Thậm chí nhiều người còn nghĩ sâu răng là do bị sâu đục và ký sinh trong răng. Vậy thực chất nguyên nhân gây sâu răng là gì?

Mảng bám là những lớp màng trên răng được tạo nên do ăn đường và tinh bột mà không răng không được làm sạch. Chúng được hình thành và bám trên bề mặt răng sau khi ăn từ 15-20 phút. Nếu không được vệ sinh sạch sẽ,vi khuẩn sẽ bắt đầu ăn chúng và  kết hợp với những enzyme có trong nước bọt tạo nên những mảng bám trên bề mặt răng. Lâu dài mảng bám sẽ cứng lại bám quanh nướu tạo thành cao răng là nơi trú ngụ lý tưởng của vi khuẩn.

Theo thời gian, sâu răng được hình thành khi mà vi khuẩn trong cao răng và mảng chuyển hóa đường thành axit. Các axit này loại bỏ các khoáng chất có trong lớp men cứng phủ bên ngoài răng. Sự ăn mòn dần dần này tạo ra các lỗ nhỏ li ti hoặc khoảng trống. Khi vi khuẩn phát triển mạnh chúng sẽ gây sưng và viêm buồng tủy. Do không có chỗ mở rộng vết sưng bên trong răng, dẫn tới dây thần kinh bị chèn ép, gây đau.

Hiện nay, nghiên cứu thực nghiệm đã chỉ ra một số chủng loại vi khuẩn gây sâu răng. Trong đó mạnh nhất là chủng vi khuẩn Streptococcus mutans và một số chủng vi khuẩn khác như  Lactobacillus,Actinomyces... cũng được xác định có khả năng gây ra bệnh sâu răng.

4. Đối tượng dễ mắc và các yếu tố làm tăng nguy cơ sau răng 

Tất cả mọi người đều có nguy cơ bị sâu răng, trong đó trẻ em, thanh thiếu niên và người lớn tuổi là những đối tượng có nguy cơ bị sâu răng cao. Nhưng những yếu tố sau đây có thể làm tăng nguy cơ của bệnh.

4.1 Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Trẻ sơ sinh được bú bình, sữa công thức, nước trái cây hoặc các loại nước có chứa đường khác. Những đồ uống này vẫn tồn tại trên răng sau nhiều giờ, đặc biệt là khi bé ngủ dẫn tới bị sâu răng. Các em bé bị sâu răng còn do sở thích ăn đồ ngọt, uống các loại nước có ga và vệ sinh răng miệng kém.

Trẻ em là đối tượng có nguy cơ cao bị sâu răng

4.2 Bà bầu cũng là đối tượng dễ bị sâu răng

Bà bầu bị sâu răng là do nội tiết tố thay đổi, progesterone tăng cao làm giảm sức đề kháng làm răng trở nên nhạy cảm. Yếu tố thuận lợi này khiến vi khuẩn sâu răng dễ tấn công hơn. Mẹ bầu trong 3 tháng đầu cũng thường dễ ốm nghén, có nhiều người nhạy cảm với kem đánh răng hay nước súc miệng vậy nên vệ sinh răng miệng cũng khó khăn hơn. 

Bên cạnh đó, phụ nữ mang thai thường có cảm giác thèm ăn ngọt, chua mà vệ sinh răng miệng kém dẫn tới hình thành các mảng bám trên răng. Nếu bà bầu bị sâu răng thì các cách trị sâu răng cho bà bầu phải đảm bảo an toàn và theo đúng hướng dẫn của bác sĩ. Các cách chữa sâu răng cho bà bầu nên có sự theo dõi sát sao từ bệnh viện sâu răng để sức khỏe của mẹ và bé luôn được đảm bảo tốt nhất. 

4.3 Người lớn tuổi cũng có nguy cơ sâu răng cao hơn

Lý do là bởi theo thời gian, răng và nướu có thể bị bào mòn và thoái hóa, khiến răng dễ bị sâu hơn. Ngoài ra người lớn tuổi cũng thường sử dụng nhiều loại thuốc dẫn tới giảm lượng nước bọt từ đó làm tăng nguy cơ sâu răng.

4.4 Vị trí răng

Răng hàm là vị trí thường bị sâu răng nhiều nhất. Những chiếc răng này có nhiều rãnh vì vậy dễ bị bám lại các mảng thức ăn và ở vị trí sâu không dễ dàng tiếp cận nên rất khó được làm sạch

4.5 Thực phẩm và đồ uống

Các loại thực phẩm bám dai vào răng chẳng hạn như sữa, mật ong, kem, đường, trái cây khô, soda, bánh, bánh quy, kẹo cứng, ngũ cốc khô và khoai tây chiên ...có khả năng gây sâu răng cao hơn các loại thực phẩm dễ bị nước bọt cuốn trôi khác.

4.6 Thói quen thường xuyên ăn vặt

Người có thói quen ăn nhiều bữa trong ngày hoặc uống đồ uống có nhiều đường sẽ tạo môi trường thuận lợi cho các loại vi khuẩn trong khoang miệng phát triển, tạo ra axit tấn công răng và ăn mòn men răng. Đồ uống uống soda hoặc đồ uống có tính axit mạnh khác tạo ra một loại axit bào mòn răng liên tục. 

Bên cạnh đó, rối loạn ăn uống chứng chán ăn, cuồng ăn có thể là nguyên nhân dẫn đến xói mòn răng và sâu răng. Axit dạ dày do nôn nhiều lần trên răng và bắt đầu hòa tan men răng. Rối loạn ăn uống cũng có thể cản trở việc sản xuất nước bọt. Ngoài ra, đánh răng không đúng cách, không đủ không làm sách răng ngay sau khi ăn uống thúc đẩy việc hình thành mảng bám và giai đoạn đầu tiên của sâu răng có thể bắt đầu.

4.7 Không bổ sung đủ fluoride

Đây là một vi khoáng giúp ngăn ngừa sâu răng tự nhiên, thậm chí fluoride có thể đảo ngược các tổn thương sớm nhất của giai đoạn đầu sâu răng. Vì lợi ích của nó đối với răng, fluoride được cho vào thành phần của kem đánh răng và nhiều nguồn cung cấp nước công cộng.

4.8 Khô miệng

Đây là hiện tượng thiếu hụt lượng nước bọt trong miệng. Nước bọt có tác dụng giúp ngăn ngừa sâu răng bằng cách rửa trôi thức ăn và mảng bám trên răng. Các chất có trong nước bọt cũng giúp chống lại axit do vi khuẩn tạo ra. Một số loại thuốc, điều trị tia xạ đến cổ hoặc đầu, các loại thuốc hóa trị cũng có thể làm tăng nguy cơ sâu răng do làm giảm sản xuất nước bọt. 

4.9 Chứng trào ngược dạ dày thực quản, ợ nóng

Đây cũng có thể là nguyên nhân gây sâu răng bởi tình trạng bệnh này khiến cho axit trong dạ dày chảy vào miệng, ăn mòn men răng và gây tổn thương đáng kể đến răng. Điều này làm lộ nhiều ngà răng và dễ dàng bị vi khuẩn tấn công, tạo thành sâu răng. 

5. Biến chứng và hậu quả của sâu răng

Biến chứng của sâu răng có nguy hiểm không? Rất nhiều người coi nhẹ bệnh sâu răng, chờ khi sâu răng gây nên cảm giác đau đớn rồi mới đi thăm khám và điều trị. Bạn hãy lưu ý là khi sâu răng thì không đau, một khi đã có cảm giác đau tức là bệnh sâu răng đã biến chứng nặng.

Từ sâu ngà răng nếu không được điều trị sâu răng sẽ tiến triển nặng hơn và ăn vào phần tủy sống, gây viêm tủy cấp kéo theo đó là những cơn đau giữ dội làm người bệnh mất ăn mất ngủ. Và nếu người bệnh chỉ điều trị qua loa, tự mua thuốc kháng sinh để làm mất cơn đau mà nghĩ bệnh sâu răng đã khỏi thì điều này là sai lầm rất tai hại. Việc bạn dùng thuốc kháng sinh không trị dứt điểm nguồn gốc của sâu răng, lâu dần tủy răng bị hoại tử rồi biến chứng ra các mô quanh cuống , gây viêm mô quanh cuống. Làm lung lay răng, phần lợi, má, góc hàm bị sưng nề gây cảm giác đau đớn âm ỉ.

Sâu răng còn gây ra những biến chứng nguy hiểm khác mà hậu quả nghiêm trọng hơn đó là nếu nhiễm trùng lan sang các mô xung quanh sẽ gây nên áp xe nặng quanh chóp răng, viêm xương hàm tủy, nhiễm trùng gây áp xe viêm xương tủy hàm xảy ra ở những răng hàm của hàm trên. Ngoài ra do răng hàm sát với xoang hàm nên việc nhiễm trùng có thể lây lan sang xoang hàm gây ra hiện tượng viêm xoang. Đặc biệt nghiêm trọng khi nhiễm trùng tăng tới mức viêm tấy lan tỏa, lan xuống trung thất hoặc nhiễm trùng máu có thể dẫn tới tử vong.

6. Các phương pháp trị sâu răng hiệu quả

Khi bị sâu răng, tùy vào mức độ và giai đoạn phát triển của bệnh mà người bị sâu răng có thể sử dụng các phương pháp khác nhau để mang lại hiệu quả và trị dứt điểm bệnh sâu răng. Sau đây là những phương pháp thường được sử dụng hiện nay:

6.1 Điều trị sâu răng tại phòng khám nha khoa

Khi nào cần đến bệnh viện sâu răng? Khi có các dấu hiệu về bệnh sâu răng như trên bạn nên đến ngay các cơ sở nha khoa uy tín để được các nha sĩ sâu răng cũng như các bác sĩ có chuyên môn sâu thăm khám và điều trị. Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh, các hướng điều trị sâu răng sẽ được chỉ định phù hợp nhất. Cụ thể là:

  • Điều trị bằng florua: Là phương pháp trị sâu răng ở giai đoạn đầu của bệnh. Phương pháp điều trị này có thể giúp khôi phục lại men răng và đôi khi có thể đảo ngược tình trạng bệnh trong giai đoạn sớm. Các phương pháp điều trị bằng fluoride như sử dụng kem đánh răng và nước súc miệng. Có thể dùng florua ở dạng chất lỏng, gel, vecni hoặc bọt chải lên răng hay đặt trong một khay có diện tích vừa với răng của người bệnh. 

  • Trám: Còn được gọi là phục hình răng là lựa chọn để điều trị sâu răng khi đã tiến triển vượt qua giai đoạn sớm nhất. Chất trám được làm từ các vật liệu khác nhau, như nhựa composite có màu răng, hỗn hợp sứ hoặc kết hợp một số vật liệu.

  • Bọc răng sứ hay còn gọi là làm mão răng: Nếu răng có lỗ sâu rộng hoặc bị yếu, bạn có thể cần bọc lấy răng bị sâu. Răng sứ có thể được làm từ vàng, nhựa, sứ nung chảy với kim loại, sứ có cường độ cao, hoặc các vật liệu khác.

  • Nạo tủy: Khi sâu răng phát triển đến giai đoạn nặng, ăn vào bên trong tủy răng, bạn sẽ có thể phải nạo tủy.

  • Nhổ răng: Răng buộc phải được nhổ bỏ khi bị sâu ở mức nghiêm trọng không thể phục hồi. Nhổ răng sẽ để lại một khoảng trống có thể làm cho các răng khác bị dịch chuyển, xô lệch.

Có nhiều phương pháp điều trị sâu răng tùy thuộc vào tình trạng của răng

Tuy nhiên nhược điểm của phương pháp này là rất tốn kém và rất tốn thời gian của người bệnh do việc việc điều trị phải kéo dài. Bên cạnh đó nếu bạn khám chữa ở những cơ sở không uy tín có thể dẫn tới những biến chứng không mong muốn.

Một số người thắc mắc mang bầu có được nhổ răng sâu không? Phụ nữ mang thai không nên có bất kỳ sự can thiệp nào đến răng miệng. Những trường hợp khẩn cấp bắt buộc phải nhổ răng hay điều trị sâu răng, mẹ bầu nên đến cơ sở y tế chuyên khoa về răng miệng để được các bác sĩ chuyên khoa tư vấn và thăm khám. Những trường hợp mẹ bị sâu răng nặng khi mang thai, răng bị phá hủy nghiêm trọng, ảnh hưởng lớn đến khả năng ăn uống, sinh hoạt của mẹ bầu có thể bác sĩ sẽ chỉ định trám răng tạm thời (mẹ lưu ý chỉ làm việc này khi thai nhi đã qua tháng thứ 4). Những trường hợp nhẹ thì mẹ bầu nên trì hoãn việc nhổ răng hay có bất kỳ sự can thiệp cơ học nào tác động tới răng.

6.2 Điều trị sâu răng bằng thuốc tây y

Điều trị sâu răng bằng thuốc tây y có các phương pháp sử dụng thuốc kháng sinh chống viêm, dạng thuốc ngâm, thuốc xịt thường được các bác sĩ chỉ định để làm giảm các triệu chứng sâu răng gây ra. Đây được coi là phương pháp điều trị viêm và đau răng do sâu an toàn và phù hợp. Có rất nhiều loại thuốc tây y và mỗi loại có công dụng điều trị các triệu chứng khác nhau. Dưới đây là một vài dòng thuốc tây y thông dụng điều trị đau răng sâu răng hiện nay:

Các loại thuốc kháng sinh amoxicyclin, doxycycline, spiramycin, tetracyclin … kết hợp cùng metronidazol có tác dụng kháng viêm, giảm đau. Đây là các loại thuốc hay được sử dụng bởi mang lại kết quả tốt lại không gây ra kích ứng với cơ thể.

Kết hợp thuốc metronidazol cùng kháng sinh họ beta lactam để diệt vi khuẩn kỵ khí và vi khuẩn ái khí. Không sử dụng uống rượu, bia hay hút thuốc lá các chất kích thích trong thời gian sử dụng thuốc. Bên cạnh đó còn có các vitamin hỗ trợ điều trị nhanh và hiệu quả như A, B2, C, D3…

Ngoài những cách kết hợp các thuốc trị sâu răng như trên, có một vài dòng kháng sinh riêng biệt thường được chỉ định bởi các chuyên giá có thể kể đến như phenoxymethylpenicillin, Amoxicillin, doxycycline spiramycin, metronidazole, erythromycin…

Lưu ý khi sử dụng thuốc tây y trị sâu răng phải có sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, không sử dụng thuốc khi có tiền sử dị ứng với bất kì thành phần nào của thuốc. Một điểm hạn chế khi sử dụng thuốc tây y đó là thuốc sẽ không trị dứt điểm nguồn gốc của bệnh dễ khiến sâu răng biến chứng,

Tham khảo thêm: Một số loại thuốc điều trị sâu răng

6.3 Điều trị sâu răng bằng các phương pháp dân gian

Cách chữa sâu răng bằng lá lốt

Lá lốt có khả năng trị sâu răng rất hiệu quả trong các trường hợp đau do sâu răng, đau nhức do mọc răng khôn và cả viêm nhiễm vùng nướu. Nhờ trong lá lốt có chứa tinh dầu có thành phần Bezylacetat có tính kháng khuẩn cao có thể làm giảm sưng tiêu viêm, hạn chế đau nhức an toàn cho mọi đối tượng. 

Lá lốt trị sâu răng có thể sử dụng những cách sau: 

  • Xay nước lá lốt với muối gạn lấy nước cốt ngậm 3-5 phút mỗi ngày thực hiện 2-3 lần. 

  • Cách tiếp theo là dùng lá lốt sắc với muối để nguội súc miệng hàng ngày. 

  • Cách nữa là rễ lá lốt chữa sâu răng, lấy rễ lá lốt giã với muối gạn lấy nước cốt rồi dùng bông tăm chấm nước cốt rễ này vào lỗ sâu răng thực hiện nhiều lần trong ngày.

Tuy nhiên chữa sâu răng bằng lá lốt bạn phải kiên trì vì phương pháp này không cho hiệu quả ngay tức thì, cần thời gian lâu dài. Một điểm hạn chế nữa của phương pháp này đó là hoạt tính sát khuẩn, kháng viêm trong lá lốt không mạnh nên sẽ không thể loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn gây sâu răng, bệnh sâu răng có thể tái phát. Và phương pháp này chỉ có tác dụng khi bệnh sâu răng đang ở giai đoạn đầu với mức độ đau nhẹ nhàng.

Cách chữa sâu răng bằng lá ổi

Được nghiên cứu và chứng minh trong lá ổi có chứa nhiều hợp chất Astringents, đây là chất kháng khuẩn, kháng viêm rất tốt làm giảm cơn đau nhức răng cực kỳ hiệu quả. Cách thực hiện như sau: 

  • Sử dụng 3 búp lá ổi non giã nát hoặc nhai trực tiếp lên chỗ răng đang bị đau nhức, làm nhiều lần trong ngày sẽ mang lại hiệu quả. 

  • Cũng có thể giã nát lá ổi cùng với muối sau đó lọc lấy nước cốt chấm vào chỗ bị sâu cũng mang lại hiệu quả nhanh chóng.

Chữa sâu răng bằng lá ổi là phương pháp dân gian hiệu quả

Cũng giống như phương pháp trị sâu răng bằng lá lốt, lá ổi cũng chỉ có tác dụng chữa sâu răng ở giai đoạn đầu khi bệnh còn ở mức độ nhẹ do hoạt tính kháng viêm giảm đau không quá mạnh. Thêm nữa chữa sâu răng bằng phương pháp này bạn phải tốn rất nhiều thời gian từ việc chế biến thuốc tới việc chờ bệnh có chuyển biến. Mà đôi khi trong một số trường hợp vẫn không mang lại hiệu quả trị bệnh như mong đợi

Rượu hạt cau chữa sâu răng

Cau ngâm rượu hạt cau chữa sâu răng rất hiệu quả đã được nhiều người áp dụng thành công. Cách thực hiện như sau:

  • Dùng cau khô hoặc tươi cũng được ngâm với rượu trắng trong bình thủy tinh đã được tiệt trùng sau đó đậy nắp kín trong vòng 40 ngày là có thể sử dụng.

  • Để trị dứt điểm sâu răng bằng rượu cau mỗi lần đánh răng xong bạn dùng hỗn hợp này ngậm 15 phút rồi súc miệng nhổ đi.

Nhược điểm của phương pháp này là cách làm rất mất thời gian và công sức, nếu làm không đúng có thể sẽ bị hư không sử dụng được. Đặc biệt mùi và vị của rượu cau cũng không được dễ chịu nên một số người sẽ khó sử dụng được. Ngoài ra phương pháp này không phù hợp để trị sâu răng cho phụ nữ có thai và trẻ nhỏ do có thể xảy ra một số kích ứng không mong muốn.

Một vài mẹo vặt chữa sâu răng tại nhà

Ngoài các phương pháp chữa dân gian người bệnh cũng có thể sử dụng thêm một số mẹo vặt tại nhà để hỗ trợ chữa sâu răng hiệu quả hơn như:

  • Chườm đá lạnh là mẹo trị sâu răng khá hay và đơn giản mà bạn có thể thực hiện tại nhà. Dùng túi đá lạnh chườm vào bên má bị đau, đá lạnh có tác dụng xung truyền kích thích đến dây thần kinh sẽ làm giảm cơn đau nhanh chóng. 

  • Súc miệng bằng nước muối loãng hoặc nước muối sinh lý cũng là một cách đơn giản giúp giảm cơn đau răng nhanh chóng giúp giảm sưng tiêu viêm và xoa dịu cơn đau ngay tức thì. Bạn nên súc miệng nước muối mỗi ngày nếu như bạn mắc phải bệnh lý sâu răng. 

  • Một cách nữa cho bạn đó là dùng nha đam trị sâu răng. Sử dụng Gel nha đam để làm sạch cũng như làm dịu khu vực nướu bị sưng tấy. Các nghiên cứu gần đây cho thấy cho thấy nha đam có khả năng như một chất kháng khuẩn tự nhiên, giúp tiêu diệt phần nào những vi trùng gây sâu răng. Để dùng nha đam trị đau răng tại nhà, bạn nên áp phần gel lên khu vực đau sau đó massage nhẹ nhàng. 

Những mẹo vặt này cho hiệu quả không cao, không trị dứt điểm nguồn gốc sâu răng. Nhưng bạn có thể sử dụng như một phương pháp cứu cánh cho cơn đau nhức ngay tức thời.

6.4 Chữa sâu răng tại nhà tận gốc với Thảo dược Yên Tử 

Hầu hết những bài thuốc dân gian chỉ có tác dụng tiêu viêm, giảm đau, chống nhiễm trùng,... mà không điều trị tận gốc bệnh sâu răng. Vậy có cách nào chữa sâu răng tận gốc mà an toàn cho mọi đối tượng sử dụng không?

Thảo dược Yên Tử chính là câu trả lời hoàn hảo giúp đẩy lùi tận gốc và nhanh chóng sâu răng, không những vậy còn an toàn và rất dễ sử dụng. Được bào chế 100% từ thảo dược quý nên Thảo dược Yên Tử vô cùng lành tính, không gây ra các tác dụng phụ, phù hợp với mọi đối tượng từ phụ nữ mang thai đến trẻ nhỏ. 

Khác với các loại dung dịch súc miệng trên thị trường hiện nay hay những mẹo chữa sâu răng dân gian, Thảo dược Yên Tử được người Dao bào chế từ cây sâu răng mọc và các loại thảo dược quý hiếm trên dãy núi Yên Tử. Sau khi bào chế sẽ cho ra một loại dung dịch, có hoạt chất  kháng viêm, khử khuẩn, cực kỳ mạnh mẽ có thể chữa tận gốc căn bệnh sâu răng, đau nhức răng dù ở giai đoạn nặng. Khi sử dụng thảo dược sẽ giúp tiêu viêm giảm đau, tiêu diệt chủng vi khuẩn S.mutans gây sâu răng, ức chế quá trình tạo acid phá hủy men răng.

Thảo dược Yên Tử giúp đẩy lùi tận gốc và nhanh chóng sâu răng

Cách sử dụng vô cùng đơn giản dùng Thảo dược Yên Tử súc miệng ngày 2 - 3 lần, mỗi lần 10ml, chỉ sau từ khoảng  2 đến 5 ngày, toàn bộ vi khuẩn gây bệnh và mảng bám trên răng… sẽ nhanh chóng bị tiêu diệt, sớm trả lại hàm răng chắc khỏe. Thảo dược Yên Tử được nghiên cứu và sản xuất dưới dạng dung dịch đóng chai. Do đó, rất thuận tiện cho người sử dụng có thể mang theo mọi lúc mọi nơi.

Xem thêm : Các cách chữa sâu răng triệt để, hiệu quả nhanh

7. Phòng ngừa bệnh sâu răng như thế nào?

Để phòng tránh sâu răng và ngăn ngừa những hậu quả sâu răng mang lại mỗi chúng ta nên chủ động phòng bệnh bằng một số hành động sau đây:

  • Vệ sinh răng miệng đúng cách, đánh răng sau khi ăn xong với kem đánh răng có thành phần fluoride sau khi ăn hoặc uống. 

  • Nên sử dụng nước súc miệng bằng fluoride hàng ngày để tiêu diệt mảng bám

  • Khám răng định kỳ để lấy cao răng và phát hiện kịp thời các bệnh răng miệng.

  • Nên Uống một ít nước máy. Hầu hết các nguồn nước cộng đồng đều bổ sung fluoride.

  • Ăn uống khoa học, lành mạnh thực đơn nhiều rau xanh củ quả. Hạn chế  ăn vặt thường xuyên, không ăn các loại thực phẩm nhiều đường, tinh bột, các loại nước có ga, nhiều đường… là nguyên nhân hình thành mảng bám

  • Ăn các loại thực phẩm tốt cho răng (giàu canxi, ít đường bột,...)

Khám nha khoa định kỳ là cách để phát hiện sớm các nguy cơ về răng miệng

Trên đây là những thông tin tổng hợp về bệnh sâu răng cũng như các phương pháp điều trị hiệu quả. Hi vọng mọi người sẽ có cái nhìn chính xác nhất về căn bệnh phổ biến này để có hướng chữa trị sớm và phù hợp.  Để mua thuốc thảo dược Yên Tử điều trị sâu răng, bạn có thể đặt trực tiếp tại website hoặc liên hệ qua số hotline 0899 570 999 để được tư vấn nhanh chóng nhất.

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
199.000đ

4 lý do nên dùng Thảo Dược Yên Tử trị bệnh răng miệng

  • Cao Kỳ Chàm Cho hiệu quả nhanh
  • Sở Y Tế cấp phép
  • Nguyên liệu Thảo dược, an toàn cho bà bầu, trẻ nhỏ.
  • Dễ Dùng Tiện Dụng, Chỉ Bằng Cách Súc Miệng Từ 5-10 Phút
  • Thông tin bài thuốc

Đặt mua thuốc Thảo Dược Yên Tử

Nhận thuộc thanh toán tại nhà.
Chúng tôi có hơn 60 đại lý trên toàn quốc, đảm bảo gửi thuốc nhanh nhất cho bạn

    • Tags: